OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tình hình thế giới từ 1936 có lợi hay có hại cho cách mạng Việt Nam?

Tình hình thế giới từ 1936 có lợi hay có hại cho cách mạng việt nam,tại sao?

Giúp em với ạ

  bởi Bo Bo 22/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 ở các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.

    Chủ nghĩa phátxít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như phátxít Hítle ở Đức, phátxít Phrăngcô ở Tây Ban Nha, phátxít Mútxôlini ở Italia và phái Sĩ quan trẻ ở Nhật Bản. Chế độ độc tài phátxít là nền chuyên chính của những thế lực phản động nhất, sôvanh nhất, tàn bạo và dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác. Tập đoàn phátxít cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật đã liên kết với nhau thành khối "Trục", ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới và thực hiện mưu đồ tiêu diệt Liên Xô - thành trì cách mạng thế giới — nhằm hy vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ. Nguy cơ chủ nghĩa phátxít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế.

    Trước tình bình đó, Đại hội lần thứ VII cùa Quôc tê cộng sản họp tại Mátxcơva (tháng 7-1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự đại hội.

    Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít.

    Đại hội vạch ra nhiệm vụ tnrớc mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.

    Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, các đảng cộng sản và nhân dân các nước trên thể giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống.

    Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, Đại hội chỉ rõ: Do tình hình thế giới và trong nước thay đổi nên vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

    Tình hình trong nước:

    Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc không những đến đời sống các giai cấp và tầng lóp nhân dân lao động, mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

    Tình hình trên đây làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau, nhưng đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp và đều có nguyện vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảnd và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục. Mặt khác, Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp ban hành một số chính sách dân chủ có lợi cho các thuộc địa. Đây là những yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển mới của phong trào cách mạng nước ta.

    b) Chủ Chương và nhận thức mới của Đảng.

    Trước những biến chuyển của tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt dưới ánh sáng của chủ tưởng chuyển hướng chiến lược của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, trong những năm 1936-1939, Ban chấp hành Trung ương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Hội nghị lần thứ hai (tháng 7-1936), lần thứ ba (tháng 3-1937), lần thứ tư (tháng 9-1937), lần thứ năm (tháng 3-1938)… đề ra những chủ trương mới về chính trị, tổ chức và hình thức đấu tranh phù hợp với tình hình cách mạng nước ta.

    Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh:

    Ban Chấp hành Trung ương xác định, cách mạng ở Đông Dương vẫn là "cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa- lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô Viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa". Song, xét rằng, cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới tình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đàng phải nắm lấy những yêu cẩu để phát động quần chúng đấu tranh, tạo nền để đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.

    Về kẻ thù của cách mạng: Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.

    Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phátxít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực hiện những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh công - nông. Để phù kợp với yêu cầu tập hợp lực lượng cách mạng trong tình hình mới, Mặt trận nhân dân phản đế dã được đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.

    Về đoàn kết quốc tế: Để tập trung, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng ở Đông Dương, đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, thì không những phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, "ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp", mà còn phải đề ra khẩu hiệu "ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp" để cùng nhau chống lại kè thù chung là Phátxít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.

    Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp. Trong khi tranh thủ mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp thì tránh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng, giữ vững mối quan hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp và không hợp pháp và phải đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng bí mật đối với những tổ chức và hoạt động công khai, hợp pháp.

    Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ:

    Trong khi đề ra chủ trương mới đề lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh nhằm thực hiện các quyền dân chủ, dân sinh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng ở Đông Dương. Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936, Đảng đã nêu một quan điểm mới: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng".Vì vậy, tuy hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề giải quyết điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa.

    Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Nghĩa là, cuộc phản đế phát triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời, vì muốn tăng thêm lực lượng tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa. ''Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc đấu, tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải iựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng".

    Đây là nhận thức mới của Ban Chấp hành Trung ương, phù hợp với tinh thần trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930.

    Tháng 3-1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc, nêu rõ họa phátxít đang đến gần, chính phủ Pháp hiện đã nghiêng về phái hữu, ra sức bóp nghẹt tự do dân chủ, tăng cường bóc lột nhân dân và ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Tuyên ngôn kêu gọi các tầng lớp nhân đân phải thống nhất hành động hơn nữa trong việc đòi các quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc.

    Tháng 7-1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích. Tác phẩm đã phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng:, nhất là về đường lối xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương — một vấn đề chính trị trung tâm của Đảng lúc đó. Tác phẩm Tự chỉ trích chẳng những có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh để khắc phục những lệch lạc, sai lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về xây dựng Đảng, về công tác vận động thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi trong đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.

    Tóm lại, trong những năm 1936-1939, chủ trương mới của Đàng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công - nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương, phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới; đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lâp và tự do.

    Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trong thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng; thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào mới trong cả nước.

    Cao trào dân chủ 1936-1939 thực sự là cuộc vận động cách mạng sâu rộng, hiếm có ở một xứ thuộc địa, đã tuyên truyền đường lối, chủ tưởng cách mạng của Đảng cho quảng đại nhân dân, mở rộng lực lượng và trận địa cách mạng, sáng tạo nên những hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh mới linh hoạt, gắn kết phong trào cách mạng Đông Dương với cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa phátxít của nhân dân thế giới.


      bởi nguyễn trà mi 22/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF