OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phong trào cách mạng của nước ta trong những 1930-1931?

Phong trào cách mạng của nước ta trong những 1930-1931

  bởi thu hảo 29/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a. Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930 – 1931.

    - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách vơ vét bóc lột của thực dân Pháp đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng.
    - Sau khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước, làm cho mâu thuẩn xã hội giữa nhân dân ta với đế quốc phong kiến thêm gay gắt.
    - Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa mới ra đời (đầu năm 1930) đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

     

    b. Diễn biến của phong trào cách mạng 1930 -1931,
    - Phong trào cả nước.
    + Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, có nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.
    + Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.
    + Tháng 6 đến tháng 8, phong trào liên tục nổ ra sôi nổi.
    - Ở Nghệ An – Hà Tĩnh.
    + Tháng 9/1930, phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất với những cuộc biểu tình của nông dân kéo đến huyện lị, tỉnh lị, được công nhân Vinh – Bến Thuỷ hưởng ứng.
    + Tiểu biểu là cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên, kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường…
    + Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã.
     
    c. Sự ra đời và hoạt động của Xô – Viết (Xô – Viết Nghệ tĩnh là đỉnh cao của PT 1930 – 1931)
    * Hoàn cảnh:
    - Tại Nghệ An, tháng 9/1930 Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Thanh Chương,Nam Đàn.
    - Tại Hà Tĩnh, cuối 1930 đầu 1931, Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Can Lộc, Hương Khê.
    - Các Xô viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, với chức năng của một chính quyền cách mạng.
    * Chính sách của Xô viết.
    - Chính trị, thực hiện các quyền tự do, dân chủ. Thành lập các đội tự vệ, lập toà án nhân dân.
    - Kinh tế, tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ,..
    - Văn hoá – xã hội, xoá bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới, mở lớp dạy chữ Quốc ngữ,
    * Ý nghĩa: Chính sách của Xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao phong trào cách mạng 1930 – 1931.
     
    d. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
    * Ý nghĩa:
    - Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
    - Khối liên minh công - nông được hình thành.
    - Phong trào 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là 1 bộ phận trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
    - Đây là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
      bởi Đỗ Thị Hoài Vy Hoài Vy 29/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF