OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Việt Nam?

Nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Việt Nam.Mục đích và tác động của những chính sách trên?

  bởi hà trang 09/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • – Sau chiến tranh TG1, Pháp tuy thắng trận, nhưng phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế-tài chính. Chiến tranh phá huỷ nhiều nhà máy, đường sá, cầu cống, làng mạc của Pháp; nhiều ngành sản xuất công nghiệp bị đình trệ; thương mại giảm sút; nước Pháp trở thành con nợ lớn, nhất là của Mĩ, năm 1920 nợ 300 tỉ Phơ-răng. Chiến tranh tiêu huỷ hang triệu Phơ-răng đầu tư của Pháp ở nước ngoài, điển hình cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã làm mất thị trường đầu tư lớn nhất của Pháp tại châu Âu. Các vấn đề lạm phát, tăng giá và đời sống khó khăn của các tầng lớp lao động đã làm trỗi dậy các phong trào đấu tranh chống chính phủ.

    – Trong hoàn cảnh trên, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, chính phủ Pháp một mặt ra sức khôi phục kinh tế trong nước, một mặt tăng cường đầu tư, khai thác thuộc địa, trước hết và chủ yếu tại Đông Dương và châu Phi.

    – Về thời gian, đợt khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp chính thức được triển khai từ sau Đại chiến TG1 và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế TG 1929-1933, tức là trong khoảng 10 năm.

    – Tốc độ và quy mô đầu tư của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 ồ ạt và rộng hơn nhiều lần so với đợt khai thác lần 1. Số vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm; riêng năm 1920 đầu tư đạt 225 tỉ Phơ-răng. Nếu giai đoạn 1888-1918 Pháp mới đầu tư khoảng 1 tỉ Phơ-răng vào toàn Đông Dương(chủ yếu ở VN), thì chỉ trong giai đoạn 1924-1929 số vốn đầu tư đã lên đến 4.000 triệu Phơ-răng. Từ 1931 dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế TG, tư bản Pháp vẫn tiếp tục đầu tư vốn vào VN.

    – Về hướng(lĩnh vực) đầu tư trong đợt KTTĐL2 cũng khác với KTTĐL1. Nếu đợt KTTĐL1 tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vào khai mỏ và giao thông vận tải; thì KTTĐL2 tư bản Pháp đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác khoáng sản.

    => Chính sách tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa trên đây của thực dân Pháp đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu và trình độ phát triển của các ngành kinh tế VN sau CTTG thứ nhất.

    – Sau chiến tranh TG1, Pháp tuy thắng trận, nhưng phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế-tài chính. Chiến tranh phá huỷ nhiều nhà máy, đường sá, cầu cống, làng mạc của Pháp; nhiều ngành sản xuất công nghiệp bị đình trệ; thương mại giảm sút; nước Pháp trở thành con nợ lớn, nhất là của Mĩ, năm 1920 nợ 300 tỉ Phơ-răng. Chiến tranh tiêu huỷ hang triệu Phơ-răng đầu tư của Pháp ở nước ngoài, điển hình cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã làm mất thị trường đầu tư lớn nhất của Pháp tại châu Âu. Các vấn đề lạm phát, tăng giá và đời sống khó khăn của các tầng lớp lao động đã làm trỗi dậy các phong trào đấu tranh chống chính phủ.

    – Trong hoàn cảnh trên, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, chính phủ Pháp một mặt ra sức khôi phục kinh tế trong nước, một mặt tăng cường đầu tư, khai thác thuộc địa, trước hết và chủ yếu tại Đông Dương và châu Phi.

    – Về thời gian, đợt khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp chính thức được triển khai từ sau Đại chiến TG1 và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế TG 1929-1933, tức là trong khoảng 10 năm.

    – Tốc độ và quy mô đầu tư của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 ồ ạt và rộng hơn nhiều lần so với đợt khai thác lần 1. Số vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm; riêng năm 1920 đầu tư đạt 225 tỉ Phơ-răng. Nếu giai đoạn 1888-1918 Pháp mới đầu tư khoảng 1 tỉ Phơ-răng vào toàn Đông Dương(chủ yếu ở VN), thì chỉ trong giai đoạn 1924-1929 số vốn đầu tư đã lên đến 4.000 triệu Phơ-răng. Từ 1931 dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế TG, tư bản Pháp vẫn tiếp tục đầu tư vốn vào VN.

    – Về hướng(lĩnh vực) đầu tư trong đợt KTTĐL2 cũng khác với KTTĐL1. Nếu đợt KTTĐL1 tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vào khai mỏ và giao thông vận tải; thì KTTĐL2 tư bản Pháp đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác khoáng sản.

    => Chính sách tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa trên đây của thực dân Pháp đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu và trình độ phát triển của các ngành kinh tế VN sau CTTG thứ nhất.

      bởi Hương Xuân 09/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF