OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Kể tên và thời gian diễn ra chống Pháp?

Câu 1 Kể tên,thời gian diến ra 3 chiến dịch lớn trong kháng chiến chống pháp ( 1946 - 1954 )?

Câu 2 Chiến dịch nào giúp quân ta giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính bắc bộ? vì sao ?

  bởi Trieu Tien 23/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1+2

    a. Cuộc chiến đấu ở ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

    – Ở Hà Nội, khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, sau tín hiệu tắt điện toàn thành phố, cuộc chiến đấu bắt đầu.

    + Vệ quốc quân, tự vệ chiến đấu… tiến công các vị trí quân Pháp. Nhân dân khiêng bàn ghế, tủ… làm chướng ngại vật trên đường phố. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, hai bên giành nhau từng khu nhà, góc phố như ở Bắc Bộ Phủ, Bưu điện Bờ Hồ, ga Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên….

    + Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh địch quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Chợ Đồng Xuân. Sau hai tháng chiến đầu, ngày 17/2/1947, Trung đoàn rút về hậu phương để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

    – Quân dân các đô thị ở Bắc vĩ tuyến 16 kiên cường chiến đấu, gây nhiều khó khăn cho địch: vây hãm địch trong thành phố Nan Đinh từ tháng 12/1946 đến tháng 3/1947; buộc địch ở Vinh phải đầu hàng…

    + Kết quả và ý nghĩa: Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

    b. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947

    * Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa Việt Bắc

    – Tháng 3/1947, Chính phủ Pháp cử Bô-la-e sang làm cao uỷ Pháp ở Đông Dương, thay cho Đác-giăng-liơ. Bô-la-e vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc.

    – Âm mưu: xoá bỏ căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế; tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

    – Ngày 7/10/1947, Pháp đã huy động 12.000 quân, gồm cả không quân, lục quân, và thuỷ quân với hầu hết máy bay có ở Đông Dương chia thành ba cánh tiến công lên Việt Bắc.

    * Chiến dịch Việt Bắc

    – Trung ương Đảng ra chỉ thị: “phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

    – Diễn biến:

    + Bao vây tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã (cuối tháng 11/1947).

    + Ở mặt trận hướng đông: chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là ở đèo Bông Lau (30/10/1947).

    + Ở hướng Tây: phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, bắn chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch.

    – Kết quả, ý nghĩa:

    + Sau 75 ngày đêm chiến đấu, buộc đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc (ngày 19/12/1947); bảo toàn được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến; bộ đội chủ lực thêm trưởng thành.

    + Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quân địch; bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm và cháy 11 tàu chiến, ca nô; phá huỷ nhiều xe quân sự và pháo các loại, thu nhiều vũ khí và hàng chục tấn quân trang quân dụng.

    + Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

    + Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh tính vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.

    + Làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài.

    c. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950:

    * Hoàn cảnh lịch sử mới

    – Thuận lợi:

    + Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.

    + Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, viện trợ vật chất cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

    – Khó khăn:

    + Mĩ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương.

    + Tháng 5/1949, Pháp đề ra kế hoạch Rơve, tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4, lập hành lang Đông – Tây: Hải Phòng – Hoà Bình – Sơn La, chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.

    * Chiến dịch Biên giới

    – Chủ trương của Đảng và Chính phủ: Tháng 6/1950, Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

    – Diễn biến:

    + Mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê (ngày 16/9/1950).

    + Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp rút lui khỏi Cao Bằng theo đường số 4.

    + Chặn đánh nhiều nơi trên đường số 4, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ hai cánh quân của địch. Từ ngày 8/10/1950 đến ngày 22/10/1950, quân Pháp phải rút khỏi hàng loạt vị trí trên đường số 4.

    – Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 quân địch. Giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây. Thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản.

    – Ý nghĩa:

    + Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến.

    + Mở đường liên lạc quốc tế, làm cho cuộc kháng chiến thoát khỏi tình thế bị bao vây cô lập.

    + Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc; bộ đội thêm trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.

    + Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

    d. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954

    * Kế hoạch quân sự Nava

    – Trải qua 8 năm kháng chiến kiến quốc, lực lượng kháng chiến ngày càng lớn mạnh.

    – Thực dân Pháp thiệt hại ngày càng lớn: bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân, lâm vào thế bị động trên chiến trường.

    – Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

    – Ngày 7/5/1953, được sự thoả thuận của Mĩ, chính phủ Pháp cử tướng Nava làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Nava đề ra một kế hoạch quân sự với hi vọng trong 18 tháng giành thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

    – Kế hoạch Nava được chia thành 2 bước:

    + Bước 1: từ thu đông 1953 – xuân 1954: giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, đồng thời tăng cường xây dựng quân đội tay sai, tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.

    + Bước 2: từ thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc Việt Minh phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp, nhằm kết thúc chiến tranh.

    – Thực hiện kế hoạch: Từ thu đông 1953, Nava tập trung lực lượng quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ là 44 tiểu đoàn (trong tổng số 84 tiểu đoàn cơ động chiến lược trên toàn Đông Dương), mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi, biên giới, mở cuộc tiến công lớn vào vùng giáp giới Ninh Bình, Thanh Hoá.

    * Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954

    – Chủ trương, kế hoạch:

    + Trước sự thay đổi của cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên cơ sở nhận định âm mưu mới của Pháp – Mĩ, tháng 9/1953, Bộ Chính trị trung ương Đảng họp và đề ra kế hoạch tác chiến đông – xuân 1953 – 1954.

    + Phương hướng chiến lược: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công lớn vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng để đối phó ở những nơi xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch.

    + Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc thắng kiên quyết không đánh” .

    – Diễn biến chính:

    + Ngày 10/12/1953, tiến công địch ở Lai Châu, bao vây uy hiếp địch ở Điên Biên Phủ. Địch điều quân tăng cường cho Điên Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung binh lực thứ hai sau đồng bằng Bắc Bộ.

    + Đầu tháng 12/1953, phối hợp với quân, dân Lào tiến công Trung Lào. Nava lại phải vội vã điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ sang ứng cứu cho Xênô (nơi tập trung binh lực thứ ba).

    + Đầu tháng 2/1954, tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum uy hiếp Plâyku. Nava lại phải điều quân từ Nam Tây nguyên lên ứng cứu cho Plâyku, biến Plâyku thành nơi tập trung binh lực thứ tư.

    + Tháng 2/1954, mở cuộc tấn công ở Thượng Lào, giải phóng Nậm Hu, Phongxalì, uy hiếp Luông Phabang và Mường Sài. Nava lại phải tăng cường lực lượng chốt giữ Luông Phabang, biến nơi này thành nơi tập trung binh lực thứ năm của địch.

    + Phối hợp với mặt trận chính diện, chiến tranh du kích vùng sau lưng địch phát triển mạnh, tiêu diệt, hiêu hao nhiều sinh lực địch làm cho chúng không có khả năng tiếp ứng cho nhau.

    + Kế hoạch quân sự Nava bị đảo lộn. Địch điều chỉnh kế hoạch, chọn Điện Biên Phủ làm khâu chính.

    e. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

    * Hoàn cảnh của chiến dịch

    – Do kế hoạch Na-va không thực hiện dược theo dự kiến, Pháp quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với lực lượng lúc cao nhất lên đến 16200 quân, được bố trí thành một hệ thống phòng thủ chặt chẽ gồm 49 cứ điểm. Cả Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là pháo đài “bất khả xâm phạm”. Như vậy, từ chỗ không có trong kế hoạch, Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va.

    * Chủ trương của Đảng:

    – Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào; giành thắng lợi quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh.

    * Diễn biến chiến dịch: chia làm 3 đợt:

    – Đợt I (từ 13/3 đến 17/3/1954): tiến công địch ở phân khu Bắc, tiêu diệt cứ điểm Him Lam, Độc Lập, buộc địch ở Bản Kéo phải ra hàng.

    – Đợt II (từ 30/3/ đến 26/4/1954): liên tiếp mở nhiều đợt tiến công đánh vào các vị trí phòng thủ phía đông phân khu Trung tâm, gồm hệ thống phòng thủ trên các dãy đồi A1, D1, C1, E1. Mĩ phải tăng cường viện trợ khẩn cấp cho Pháp ở Đông Dương.

    – Đợt III (từ 1/5 đến 7/5/1954): đồng loạt tiến công tiêu diệt các điểm đề kháng của địch. Chiều 7/5/1954, quân ta đánh vào sở chỉ huy của địch, 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 tướng Đờ Cátxtơri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch bị bắt.

    * Kết quả, ý nghĩa:

    – Trong đông – xuân 1953 – 1954, loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 quân địch, thu 19.000 súng, bắn rơi và phá huỷ 162 máy bay, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước. Riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự.

    – Thắng lợi của cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến.

      bởi Thống Nhất Đỗ Thị 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF