OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu XX?

về cuộc đấu tranh của nhân dân đông nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Nước hình thức đấy tranh kết cục nguyên nhân thất bại

  bởi thu hằng 23/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

    - Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng.

    - Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.

    - Chế độ phong kiến khủng hoảng. Kinh tế kém phát triển.

    - Khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội

    * Quá trình xâm lược

    Tên các nước Đông Nam Á

    Thực dân

    Xâm lược

    Thời gian hoàn thành xâm lược

    In-đô-nê-xi-a

    Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan

    Giữa XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị

    Phi-lip-pin

    Tây Ban Nha, Mĩ

    Giữa thế kỉ XVI Tây Ban Nha thống trị

    - Năm 1898 Mĩ chiến tranh với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin.

    - Năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh xâm lược Philíppin, biến quần đảo, này thành thuộc điạ của Mĩ.

    Miến Điện

    Anh

    Năm 1885 Anh thôn tính Miến Điện

    Ma-lai-xi-a

    Anh

    Đầu thế kỉ XIX Mã - lai trở thành thuộc địa của Anh

    Việt Nam - Lào- Cam-pu-chia

    Pháp

    Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương

    Xiêm (Thái Lan)

    Anh - Pháp tranh chấp

    Xiêm vẫn giữ được độc lập

    2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a.

    * Chính sách thống trị thực dân Hà Lan đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

    * 1825-1830: Cuộc khởi nghĩa A - chê do hoàng tử Di-pô-nê-gô-rô vương quốc Yogyacata lãnh đạo,được đông đảo nhân dân trên đảo Giava và các đảo khác đi theo, là cuộc nổi dậy lớn nhất của người Inđônêxia hồi đầu thế kỉ XIX.

    * Cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo năm 1890

    * Các tổ chức chính trị của công nhân ra đời như: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908). Tháng 12/1914, Liên minh xã hội dân chủ Inđônêxia ra đời nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong công nhân đặt cơ sở cho Đảng Cộng sản ra đời (5/1920). Giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước ở Inđônêxia đầu thế kỉ XX. Vì vậy phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự tham gia của công nhân và tư sản.

      bởi Nguyen Huyen 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF