OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chính sách khai thác, bốc lột của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những chuyển biến, giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân thay đổi như thế nào?

Chính sách khai thác , bốc lột của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những chuyển biến , giai cấp địa củ phong kiến và nông dân thay đổi như thế nào ?

  bởi Lê Chí Thiện 21/11/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)
    *Nông nghiệp:
    - TDP đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đát
    - Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
    * Công nghiệp:
    - Tập trung vào khai thác than và kim loại
    - Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước...
    * Giao thông vận tải:
    - Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
    *Thương nghiệp
    - Nắm giữ độc quyền về thị trường.
    - Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng.
    +=>Mục đích:
    Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp.
    Chính sách về văn hóa, giáo dục.
    - Giai đoạn đầu Pháp duy trì neèn giáo dục của thời phong kiến.
    - Về sau Pháp mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.
    - Hệ thống giáo dục phổ thông gồm ba bậc: Ấu học,Tiểu học, trung học.
    => Mục đích: Đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.
    Những chuyển biến của xã hội Việt Nam .
    * Các vùng nông thôn.:
    -- Số lượng giai cấp địa chủ, phong kiến ngày càng đông thêm.
    Một bộ phận câu kết với đế quốc để để áp bức bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.
    - Cuộc sống của nông dân cơ cực trăm bề: bị tước đoạt ruộng đất, chịu nhiều thứ thuế, bị phá sản...
    Nông dân căm ghét chế độ bóc lột của TDP , ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng tham gia các phong trào đấu tranh.
    * Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới
    - Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn- Chợ Lớn, Nam Định, Hòn Gai, Vinh....-Cùng với sự phát triển của đô thị một số giai cấp, tầng lớp mới ra đời:
    + Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xưởng... bị tư bản Pháp chèn ép, bị lệ thuộc vào kinh tế . Họ chưa tỏ rõ thái độ với các cuộc vận động cách mạng, giải phóng dân tộc.
    + Tiểu tư sản thành thị: Là các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như nhà giáo, thư kí, học sinh... có ý thức dân tộc ,Tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ 20.
    + Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột
    Nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.

      bởi Cao Thị Mỹ Dung 21/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF