OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày quá trình thành lập và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Trình bày quá trình thành lập và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN.

  bởi bach dang 14/12/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • * Quá trình thành lập:

    • 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm Inđônêsia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philíppin với mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, phát triển kinh tế, văn hóa và sự hợp tác giữa các nước trong khu vực, thúc đẩy tiến bộ xã hội của các nước thành viên, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập. 

    * Quá trình phát triển:

    • Từ 1967 - 1975: ASEAN là tổ chức non yếu, hợp tác còn rời rạc, chưa có hoạt động nổi bật. Chưa có vị trí trên trường quốc tế.
    • Từ 1976 – đầu những năm 90: Bắt đầu từ Hội nghị cấp cao thứ nhất tại Bali (2-1976) với việc ký kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) đã mở ra thời kỳ phát triển mới trong lịch sử ASEAN, trở thành tổ chức hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt ở khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò ngày càng lớn trên thế giới.Năm 1984, Brunây trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN. 
    • Giai đoạn từ đầu những năm 90 đến nay:Trong hoàn cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên, bao gồm hầu hết các nước trong khu vực: 
    • Ngày 28-7-1995 Việt Nam gia nhập ASEAN; tháng 7-1997 Lào và Mianma gia nhập ASEAN; tháng 4-1999 Campuchia gia nhập ASEAN. 
    • Từ đây,ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, khoa học kỷ thuật.., xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình ổn định cùng phát triển. ASEAN đang mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức khu vực và các nước trên thế giới...

    * Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN

    • Thời cơ: Tạo điều kiện cho Việt Nam được hòa nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á. Thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ KH-KT, công nghệ và văn hóa... để phát triển.. Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kỹ thuật so với các nước trong khu vực và thế giới. 
    • Thách thức: Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt nhất là về kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì dề bị hòa tan về chính trị, văn hóa, xã hội... dễ bị tụt hậu về kinh tế, nền kinh tế sẽ nguy hiểm vì điều kiện kỹ thuật sản xuất kém hơn... 
      bởi hồng trang 14/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF