Trình bày nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương và phân tích ảnh hưởng của nó đối với sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1929.
Câu trả lời (1)
-
1. Thực dân Pháp tiến hành khai thác Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Quá trình khai thác lần thứ hai:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế sa sút nghiêm trọng. Thêm vào đó, CUỘC khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa càng gây khó khăn cho nền kinh tế Pháp.
Nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, khôi phục và củng cố địa vị trong thế giới tư bản chủ nghĩa đế quốc Pháp một mặt tăng cường bóc lột nhân dân trong nước, mặt khác đẩy mạnh khai thác bóc lột thuộc địa. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai mà thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương là nằm trong ý đồ đó.
Để tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Pháp tăng cường đầu tư vô’n vào Việt Nam với quy mô và tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với trước chiến tranh. Chỉ trong vòng 6 năm (1924 – 1929) tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh (1898 -1918).
Với số vốn đó, Pháp tập trung khai thác các lĩnh vực sau:
Về nông nghiệp: thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đất, lập đồn điền, chủ yếu là đồn điền cao su. Tính đến năm 1930, diện tích đồn điền do chủ người Pháp nắm giữ tới 1,2 triệu héc ta đất đai, bằng 1/4 tổng diện tích đất canh tác ở Việt Nam. Nhiều công ty lớn phục vụ cho việc khai thác cũng lần lượt ra đời: công ty Đất đỏ, công ty Mi sơ Lanh, Công ti trồng cây nhiệt đới…
Về công nghiệp: thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than). Nhiều công ty than mới ra đời: công ty than Hạ Long, Đổng Đăng, công ty than Đông Triều…
Ngoài ra, tư bản Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp không có khả năng cạnh tranh với công nghiệp Pháp, chủ yếu là công nghiệp chếbiến.
Về thương nghiệp: để nắm chặt hơn thị trường Việt Nam và Đông Dương, Pháp ban hành đạo luật đóng thuế nặng hàng ngoại nhập nhất là hàng Trung Quốc và Nhật Bản.
Về giao thông vận tải: Pháp tăng cường đầu tư mở thêm nhiều tuyến đường nhằm phục vụ đắc lực cho việc chuyên chở nguyên vật liệu cũng như lưu thông hàng hoá trong nội địa và với nước ngoài.
2. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam
* Về kinh tế
Quá trình khai thác thuộc địa của Pháp ờ Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến (theo hướng tư bản. Chính sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn tới sự tan rã dấn cua nén kinh tế tự nhiên, lự cấp, tự túc ở nông thôn, Nền kinh tế hàng hoá, do đó có điều kiện để phát triển.
Tuy nhiên, mục đích của thực dân Pháp biến Việt Nam thành thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hoá, tác dụng của phương thức sản xuất lư bản chủ nghĩa du nhập vào cũng chỉ hạn chế’
Mặt khác, Pháp vẫn tiếp tục duy trì quan hộ sản xuất phong kiến ở Việt Nam, tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến. Vì vậy, Việt Nam không còn là nước độc lập và không thể có nền kinh tế dân tộc phát triển bình thường lên tư bản chủ nghĩa, mò trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Hay nói tóm lại, nền kinh tế Việt Nam lúc bây giờ là nền kinh tô’đan xen tồn tại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất phong kiến. Và suy cho cùng đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
* Về xã hội
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc, Bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn, giờ đây đã xuất hiện các giai cấp mới.
a. Đối với giai cấp cũ
–Giai cấp phong kiến: tiếp tục bị phân hóa và chia ra hai bộ phận, mỗi bộ phận có thái độ chính trị khác nhau trước kẻ thù và trong cuộc đấu tranh dân tộc:
+ Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có lên nhờ dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở thành đối tượng của cách mạng.
+ Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm đến quyền lợi nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc
Giai cấp nông dân:
+ nước ta vốn dĩ là một nước nông nghiệp, nên nông dân chiếm 90% dân số. Họ là nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất, chính sách sưu thuế địa tô, phu phen, tạp dịch dưới chế độ phong kiến. Họ tiếp tục bị bần cùng hoá và bị phá sản trên quy mô rộng lớn.
+ Do bị áp bức, bóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
b. Đối với các giai cấp và tầng lớp mới:
Giai cấp tư sản: giai cấp tư sản Việt Nam ra đời vào những năm đầu sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân hoá thành hai bộ phận: Một bộ phận là tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng. Một bộ phận khác là tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, phát triển kinh tế dân tộc, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thoả hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
Tầng lớp tiểu tư sản: ra đời cùng thời gian với giai cấp tư sản. Tầng lớp tiểu tư sản cũng bị đế quốc bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp. Tầng lớp tiểu tư sản nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh và là một lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.
Giai cấp công nhân: ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: từ 14 vạn (1914) lên đến 22 vạn (1929). Công nhân Việt Nam cũng chịu nhiều tầng áp bức, bóc lột nên cuộc sống của họ vô cùng khốn khổ.
– Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
+ Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, nên có tinh thần cách mạng cao nhất. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
+ Đặc biệt, vừa lớn lên, giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu ngay chủ nghĩa Mác – Lênin, ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam với hoàn cảnh ra đời và phát triển, cùng với những đặc điểm của mình, là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân trở thành hai lực lượng chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân Việt Nam nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
bởi Nguyễn Anh Hưng 26/07/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời