OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày những nét chính của cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945

  bởi Anh Nguyễn 26/07/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

    1. Điều kiện lịch sử.

    Đầu năm 1945, lực lượng cách mạng của quần chúng bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp.

     

    Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp.

    Ngay sau khi tiếng súng đảo chính của Nhật vừa nổ, Hội nghị Ban Thường vụ trung ương Đảng họp, phân tích, nhận định tình hình, đề ra chủ trương mới.

    12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

    * Nội dung bản chỉ thị:

    – Phân tích nguyên nhân và hậu quả của cuộc đảo chính: Pháp bị tiêu diệt, Nhật mới lên cầm quyền, chưa ổn định, đây là cơ hội cho cách mạng Việt Nam phát triển nhanh.

    – Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.

    – Thay khẩu hiệu “đánh đuổi Pháp – Nhật” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.

    – Đưa ra khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng”, để chống chính phủ bù nhìn thân Nhật.

    – Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa và sẵn sàng chuyển sang Tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện.

    – Thay đổi hình thức tuyên truyền cổ động đấu tranh cho thích hợp thời kì tiền khởi nghĩa.

    Tình hình đó đã tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam phát triển nhanh chóng.

    15/3/1945, Mặt trận Việt Minh ra “hịch” kêu gọi đồng bào dứng lên chống Nhật cứu nước.

    Bản chỉ thị này đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời của Đảng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Việt Minh trong cao trào kháng Nhật cứu nước, trực tiếp dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

    Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì họp cụ thể hóa bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

    Sau khi độc chiếm Đông Dương, phát xít Nhật tung ra luận điệu “ trao trả độc lập”, nhưng thực tế lại thi hành một chính sách hết sức phản động, làm cho đời sống nhân dân vẫn hết sức điêu đứng, mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với phát xít Nhật và tay si phát triển gay gắt.

    Cả nước bước vào một cao trào CM mới – cao trào kháng Nhật cứu nước (cao trào tiền khởi nghĩa).

    Những chủ trương mới của Ban Thường vụ Trung ương Đảng có tác dụng chỉ đạo kịp thời, kiên quyết đối với cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân trong cao trào kháng Nhật cứu nước, trực tiếp dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

      bởi thanh hằng 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF