OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tóm tắt quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của các nước Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX

  bởi Chai Chai 21/01/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • - Khác với Châu Á và Châu Phi, nhiều nước ở Mĩ Latinh sớm giành độc lập từ đầu thế kỉ XIX sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nhưng, ngay sau đó, họ lại bị lệ thuộc vào Mĩ, trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau" của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Vì thế, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.

    - Tháng 3-1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba. Chính quyền Batixta xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước. Trong bối cảnh đó, nhân dân Cuba đặt đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài, mở đầu bằng cuộc tấn công trại lính Môncađa do Phiđen Cátxtơrô chỉ huy (26-7- 1953). Ngày 1-1-1959, chế độ Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.

    - Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 8-1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức "Liên minh vì tiến bộ" để lôi kéo các nước Mĩ Latinh. Cũng vì thế, từ thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực càng phát triển và thu nhiều thắng lợi.

    - Năm 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi thu hồi chủ quyền kênh đào diễn ra sôi nổi, buộc Mĩ phải từ bỏ quyền chiếm hữu lâu dài kênh đào và trả lại hoàn toàn cho Panama (1999).

    - Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ, nên các quốc đảo ở vùng biển Caribê lần lượt giành được độc lập: Hamaica, Triniđát và Tôbagô (1962). Guyana, Bacbađốt (1966). Đến năm 1983, trong vùng Caribê đã có 13 quốc gia độc lập.

    - Cùng với những hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các Chính phủ tiến bộ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh nên khu vực này được gọi là "Lục địa bùng cháy". Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Vênêxuêla, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa, Chilê, En Xanvađo,… đã diễn ra liên tục. Cuối cùng, chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các Chính phủ dân chủ được thiết lập

      bởi Nguyễn Thị Trang 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF