OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tóm tắt chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong và sau Chiến tranh lạnh.

  bởi Cam Ngan 20/01/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Trong thời kì Chiến tranh lạnh

    - Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chche với Mĩ, đặt nền tảng cho quan hệ giữa hai nước sau này.

    - Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô về việc chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh vào năm 1952.

    - Cùng thời gian trên, Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật được kí kết. Theo đó, Nhật Bản đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật, Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật (tháng 9-1951) có giá trị trong vòng 10 năm, rồi kéo dài vĩnh viễn.

    - Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và cùng năm này trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

    - Năm 1973, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Năm 1978, Hiệp ước hòa bình và Hữu nghị Nhật - Trung được kí kết.

    - Tháng 8-1977, với học thuyết Phucưđa đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản. - Năm 1991, Nhật Bản đưa ra học thuyết Kaiphu là tiếp tục phát triển học thuyết Phucưđa trong hoàn cảnh ls mới nhằm củng cố mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á.

    b) Sau thời kì Chiến tranh lạnh

    - Từ năm 1991, Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, tháng 4-1996, Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật được tái khẳng định kéo dài vĩnh viễn. Mặt khác, với các học thuyết Miyadaoa (1993) và Hasimôtô (1997), bên cạnh việc coi trọng quan hệ với Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản mở rộng quan hệ với các đối tác trên phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

    - Quan hệ hòa tan kinh tế giữa Nhật Bản với các nước công nghiệp mới và ASEAN phát triển mạnh. Nhật Bản chú trọng củng cố quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước ASEAN.

    - Bằng những thay đổi lớn trong đường lối đối ngoại của mình, đặc biệt là sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản, đã cho thấy quốc gia này đang nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

    - Vai trò, vị trí và ảnh hưởng của Nhật Bản ngày càng lớn trên trường quốc tế cả về kinh tế và chính trị. 

      bởi Ngoc Tiên 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF