OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thiện chí của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhằm giải quyết quan hệ với Pháp bằng con đường hoà bình trong những năm 1945-1954 thể hiện như thế nào?

Thiện chí của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhằm giải quyết quan hệ với Pháp bằng con đường hoà bình trong những năm 1945-1954 thể hiện như thế nào? Trình bày những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương.

  bởi thu phương 13/12/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Thiện chí của Chính phủ nhằm giải quyết quan hệ với Pháp bằng con đường hoà bình trong những năm 1945-1954:

    • Từ khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam (9-1945), với thiện chí nhân đạo và hoà bình, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng biện pháp đàm phán và nhân nhượng cho thực dân Pháp nhiều quyền lợi, thể hiện rõ nhất qua việc kí Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946... Trái ngược với thiện chí của Việt Nam, thực dân Pháp nuôi hi vọng giành thắng lợi bằng quân sự. Vì thế, thiện chí của Chính phủ và nhân dân Việt Nam không đem lại kết quả mong muốn.
    • Đến đông - xuân 1953-1954, cùng với quyết định mở cuộc tiến công chiến lược, Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến. Tháng 11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "... nếu Chính phủ Pháp đã rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo đường lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó".

    Những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương:

    • Thắng lợi về quân sự của nhân dân Việt Nam tạo cơ sở cho đấu tranh ngoại giao: Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam liên tiếp giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan cố gắng quân sự cao nhất và cũng là cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp với sự giúp sức của đế quốc Mĩ, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh và tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến.
    • Về phía thực dân Pháp: Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương trở thành một gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nước Pháp. Họ muốn đi đến một giải pháp thương lượng trên thế mạnh, vì vậy đã quyết định tranh thủ viện trợ Mĩ nhằm thực hiện kế hoạch quân sự Nava với hi vọng tìm lối thoát trong danh dự. Nhưng nỗ lực cuối cùng này cũng bị thất bại. Pháp cần tới bàn đàm phán để kết thúc chiến tranh.
    • Về mặt quốc tế: Nguyện vọng của nhân dân thế giới là hoà bình. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), thực chất là một cuộc đọ sức giữa hai phe kết thúc mà không phân thắng bại. Xu thế hoà hoãn xuất hiện. Các nước lớn đều cho rằng tương quan lực lượng quốc tế đang ở thế cân bằng. Tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp ở Béclin thoả thuận về việc triệu tập một Hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
      bởi hành thư 14/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF