Tại sao nói: Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
Tại sao nói: Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
Câu trả lời (1)
-
- Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, là hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ.
- Đây là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất nên toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.
- Như thế, toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, vừa là cơ hội to lớn, đồng thời cũng tạo ra thách thức đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam).
Cơ hội:
- Từ sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới đang được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
- Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm; tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
- Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học kỹ thuật để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
⇒ Như thế, trong công cuộc phát triển đất nước, với nhiều cơ hội thuận lợi, đòi hỏi các nước đang phát triển phải có tầm nhìn xa, không bỏ lỡ thời cơ.
Thách thức:
- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con dường (cách thức) hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế: biết phát huy thế mạnh, hạn chế những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm tới mức thấp nhất để có những bước đi thích hợp, kịp thời.
- Đa số các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nên nguồn nhân lực có chất lượng cao còn hạn chế.
- Các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, lại thêm sự cạnh trang quyết liệt của thị trường thế giới, gây nhiều thiệt hại cho các nước đang phát triển.
- Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
- Vấn đề giữ gìn bào vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
- Nguy cơ bị xâm hại độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
- Nguy cơ về ô nhiễm môi trường (nguồn nước, đất đai, xử lí chất thải,…) nhất là gần đây có sự biến đổi khí hậu.
bởi can tu 17/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời