Quá trình xây dựng, phát triển và vai trò của lực lượng chính trị trong CM tháng Tám.
Câu trả lời (1)
-
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta sớm xác định đúng vai trò quyết định của lực lượng chính trị và thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng quần chúng.
Trong cao trào cứu nước, giải phóng dân tộc, đặc biệt là từ sau Hội nghị Trung ương VIII Đảng đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng lực lượng chính trị song song với việc phát triển lực lượng vũ trang.
Bộ phận nòng cốt của lực lượng chính trị là Mặt trận VN độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).
Theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận Việt Minh chính thức được thành lập ngày 19/5/1941.
Cơ sở Việt Minh bắt đầu xuất hiện từ Cao Bằng rồi lan nhanh ra khu Việt Bắc và toàn quốc.
Các đoàn thể cứu quốc phát triện khắp nơi, mạnh nhất là các vùng nông thôn và căn cứ địa.
Đầu năm 1943, công tac chuẩn bị lực lượng chính trị càng được đẩy mạnh hơn.
Mặt trận Việt Minh được mở rộng và phát triển đến tất cả các giai cấp tiến bộ, theo một hệ thống từ trên xuống dưới.
Để mở rộng hơn nữa lực lượng cách mạng, Đảng đề ra Đề cương Văn hóa Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh công tác vận động trí thức, học sinh, tư sản yêu nước, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp và ngoại kiều ở các thành thị.
Đảng thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc để tập hợp các văn nghệ sĩ, đồng thời giúp một số trí thức lập Đảng Dân chủ.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước trong toàn quốc.
Trong thời kì này, công tác xây dựng lực lượng chính trị được đẩy lên một bước mới.
Ơ nông thôn, ta tổ chức phong trào phá kho thóc của Nhật, giải quyết nạn đói, qua đó tiến hành tập hợp và rèn luyện quần chúng, hình thành một đạo quân chính trị rộng lớn trong toàn quốc.
Tại các vùng đô thị, Mặt trận Việt Minh liên tiếp tổ chức mít tinh, biểu tình khắp nơi nhằm vạch mặt bọn Nhật, động viên quần chúng hăng hái đứng lên chống Nhất, giành chính quyền.
Dựa trên đội quân chính trị quần chúng hùng hậu, tháng 8/1945, khi thời cơ đến, Đảng phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra bằng sức mạnh của cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trong đó lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị đóng vai trò chủ yếu, quyết định. Còn lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang có tác dụng hỗ trợ mở đường cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
bởi Hoàng Anh 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời