Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 – 1939 với thời kì 1930 -1931.
Câu trả lời (1)
-
a. Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
+ Thế giới:
– Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
– 07/1935, Đại hội lần VII – Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
– 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa, cử phái viên sang điều tra tình hình ở Đông Dương ( cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí …)
+ Trong nước:
– Pháp tập trung khai thác để bù đắp thiếu hụt do cuộc khủng hoảng kinh tế 29-33…làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân hết sức khó khăn, vì thế họ sẵn sàng tham gia cách mạng để đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình…
– Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
– Pháp thực hiện c/s nới lỏng, tạo đk thuận lợi cho CM
b. Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 – 1939 với thời kì 1930-1931.
– Về đối tượng cách mạng:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931 nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc Pháp và phong kiến tay sai
+ Phong trào cách mạng 1936 – 1939 nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc phát xít, bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.
– Nhiệm vụ:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Chống ĐQ đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống, chống khủng bố trắng, đòi thả tù chính trị
+Phong trào cách mạng 1936 – 1939: Chống Phát-xít, chống nguy cơ chiến tranh, chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
– Lực lượng tham gia
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Công nhân, nông dân.
+Phong trào cách mạng 1936 – 1939: Các giai cấp, các tầng lớp (công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị) được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương
– Hình thức, phương pháp đấu tranh
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Bãi công, biểu tình, biểu tình có vũ trang. Phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp.
+Phong trào cách mạng 1936 – 1939: Đấu tranh chínhtrị, hình thức hợp pháp, công khai, bán công khai, bán hợp pháp kết hợp bí mật bất hợp pháp.
bởi Mai Hoa 26/07/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời