OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích, so sánh để làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ với cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Phân tích, so sánh để làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ với cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Giải thích vì sao có sự giống, khác nhau đó?

  bởi can tu 15/12/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Khái quát các cuộc cách mạng DCTS thời Cận đại: LSTG Cận đại (Cách mạng Nedecland đến CM tháng 10 Nga) là lịch sử của cuộc đấu tranh nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa CNTB với chế độ phong kiến. Cuộc đấu tranh đó diễn ra quyết liệt dưới nhiều hình thức mà trước tiên là các cuộc cách mạng tư sản. Những cuộc CMDCTS diễn ra từ thế kỉ XIX trở về trước... là CMDCTS kiểu cũ, còn những cuộc cách mạng như cuộc CM 1905 – 1907, tháng 2/1917 ở Nga là CMDCTS kiểu mới... 

    b) Giống (có phân tích) 

    • Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho xã hội phát triển
    • Động lực: Quần chúng nhân dân

    c) Khác (có phân tích)

    Lãnh đạo:

    • Cách mạng DCTS kiểu cũ: tư sản, quý tộc mới
    • Cách mạng DCTS kiểu mới: vô sản

    Hình thức chính quyền

    • Cách mạng DCTS kiểu cũ: nền chuyên chính của giai cấp tư sản
    • Cách mạng DCTS kiểu mới: nền chuyên chính của giai cấp vô sản

    Hướng phát triển

    • Cách mạng DCTS kiểu cũ: Xây dựng CNTB
    • Cách mạng DCTS kiểu mới: tiến hành cách mạng XHCN

    d) Giải thích

    Nhiệm vụ chống phong kiến, lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho xã hội phát triển là nhiệm vụ của giai cấp tư sản. Giai cấp này sinh ra để lật đô chế độ PK, thiết lập CNTB, mở đường cho XH TBCN phát triển. Giai cấp TS từ thế kỉ XIX trở về trước đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Sang đầu thế kỉ XX, CNTB phát triển sang giai đoạn ĐQCN, giai cấp TS không còn đóng vai trò tiến bộ nữa, trong khi đó, chế độ PK vẫn còn tồn tại ở một số nước. Sứ mệnh lịch sử đặt lên vai giai cấp mới – giai cấp vô sản.

    Lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau, mặc dầu đều nhằm thực hiện nhiệm vụ chung là chống chế độ phong kiến. Trong CM DCTS mới, giai cấp vô sản lãnh đạo CM lật đổ chế độ PK, làm thay nhiệm vụ của giai cấp TS. Sứ mệnh của giai cấp vô sản là lật đổ chế độ TBCN, thiết lập nên chuyên chính vô sản. Vì thế, sau khi lật đổ chế độ PK, giai cấp vô sản đưa cách mạng phát triển lên một giai đoạn mới – CMXHCN. 

      bởi thủy tiên 16/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF