OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng thể hiện tính chủ động, liên tục và kiên quyết tiến công trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Thí dụ liên hệ với chiến cục Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ để phân tích?

  bởi My Le 20/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Phân tích nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng thể hiện tính chủ động, liên tục và kiên quyết tiến công trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Thí dụ liên hệ với chiến cục Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

    Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ được kết thúc bằng cuộc phản công chiến cục Đông Xuân 53 – 54 và với một đòn quyết định của chiến dịch ĐBP.

    Cuộc kháng chiến chống Mỹ được kết thúc bằng cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, với một đòn quyết định bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cách kết thúc hai cuộc kháng chiến tuy ở hai thời điểm, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng đều thể hiện tư tưởng và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh chủ động, liên tục và kiên quyết tiến công của Đảng ta.

    1/Tính chủ động.

    Thể hiện ở chỗ đánh giá đúng tình hình, nắm vững thời cơ, tạo được những yếu tố bất ngờ và chủ động, đề ra những chủ trương, những hướng tấn công chính xác để tiêu diệt kẻ thù.

    Trải qua hơn 8 năm chiến tranh, thực dân Pháp đã bị sa lầy và suy yếu toàn diện. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, Đảng ta chủ động ở cuộc phản công trong chiến cục Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, phá tan kế hoạch Navarre (một cố gắng cao nhất trong chiến tranh của Pháp) với phương hướng chiến lược là : “Tập trung lực lượng mở những cuộc tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ, do địch phải phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng… “. Phương châm chiến lược : Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt.

    Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng đã diễn biến đúng theo sự chỉ đạo trên.

    Sau hơn hai mươi năm chiến tranh, đặc biệt sau hai năm trừng trị Mỹ – Thiệu phá hoại hiệp định, quân dân ta ở miền Nam đã thu được nhiều thắng lợi to lớn, đẩy quân đội và chính quyền Sài Gòn vào tình trạng suy yếu toàn diện, đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn tàon. Nắm vững thời cơ lịch sử đó, Trung ương Đảng chủ động mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy, nhằm tiêu diệt và làm tan rã quân ngụy, đập tan toàn bộ ngụy quyền, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân.

    Trong chỉ đạo, ta chọn Tây Nguyên làm chiến dịch mở màn và chọn Buôn Mê Thuộc làm điểm huyệt của chiến dịch, đó là sự chỉ đạo chính xác.

    2/Tính liên tục.

    Thể hiện ở sự phát triển thống nhất và ngày càng dồn dập trên tất cả các chiến dịch cho đến lúc toàn thắng.

    Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, sau khi mở những trận tiến công địch trên các địa bàn Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào làm phá sản kế hoạch tập trung quân của Nava, thừa thắng ta mở một đòn quyết định vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc chiến tranh.

    Trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, sau khi chiến dịch Tây Nguyên đại thắng, thừa thắng, ta giữ vững thế chiến lược tiến công, liên tiếp mở các chiến dịch Huế – Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh với qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng dồn dập cho đến thắng lợi hoàn toàn.

    3/Tính kiên quyết.

    Thể hiện ở chỗ kiên trì mục đích chiến lược và quyết tâm cao, giành thắng lợi quyết định trong các chiến dịch.

    Trong chiến cục Đông Xuân 1953 – 1954, Trung ương Đảng đã đề ra phương châm tác chiến là : “Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho bằng thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh”.

    Khi địch biến ĐBP thành trung tâm của kế hoạch Navarre thì TW Đảng hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở ĐBP, chọn ĐBP là điểm quyết chiến lược với địch. Khẩu hiệu : “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng địch ở ĐBP” đã trở thành quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân. Sức mạnh của cả nước đã dồn cho ĐBP, phối hợp với ĐBP để giành toàn thắng.

    Sau chiến dịch Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng thắng lợi, cục diện chiến tranh đã có bước phát triển nhảy vọt, thế chiến lược của ta đã hoàn toàn áp đảo quân địch, thời cơ chín muồi để quân và dân ta tiến hành trận quyết chiến lịch sử, đánh thẳng vào hang ổ cuối cùng của địch, giành thắng lợi hoàn toàn.

    Ngày 1/4/1975, Bộ Chính trị đã có chỉ thị:

    “Cách mạng nước ta hiện nay đang phát triển sôi nổi nhất, với nhịp độ một ngày bằng 20 năm, Bộ Chính trị quyết định nắm vững thời cơ chiến lược với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4”.

    Ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đã dồn toàn bộ sức mạnh của mình ở hai miền đất nước cho trận thắng cuối cùng.

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc cuộc chiến tranh đánh Mỹ kéo dài trên 20 năm, mở ra cho dân tộc Việt Nam một thời kỳ mới, thời kỳ cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

      bởi Nguyễn Thanh Hà 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF