OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích chính sách đối ngoại của Đảng và Hồ Chủ tịch từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến trước ngày toàn quốc kháng chiến.

Phân tích chính sách đối ngoại của Đảng và Hồ Chủ tịch từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến trước ngày toàn quốc kháng chiến.

  bởi bach hao 16/12/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • * Trước ngày 6/3/1946:

    • Đối với quân Tưởng : Trước ngày 6/3/1946 hoà với Tưởng để chống Pháp
      • Ta chủ trương hoà hoãn, tránh xung đột, giao thiệp thân thiên, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị một cách khôn khéo...Nhượng cho chúng một số yêu sách về chính trị (cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong quốc hội, 4 ghế bộ trưởng...), kinh tế (cung cấp một phần lương thưc, thực phẩm, nhận tiêu tiền “Quan kim”, “Quốc tệ”.
      • Kiên quyết bác bỏ những yêu cầu của chúng: Hồ Chí Minh từ chức, gạt những đảng viên Cộng sản ra khỏi chính phủ lâm thời, thay đổi quốc kỳ, quốc ca...Vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của tay sai Tưởng (Việt quốc, Việt cách...) những kẻ phá hoại có đầy đủ bằng chứng đều bị trừng trị theo pháp luật...
      • Ý nghĩa: Hạn chế những hành động phá hoại của Tưởng, âm mưu lật đổ chính phủ Hồ Chí Minh của Tưởng bị thất bại, bảo vệ được chính quyền cách mạng, ổn định miền Bắc, tạo điều kiện chi viện cho miền Nam chống thực dân Pháp.
    • Đối với thực dân Pháp ở miền Nam: ta kiên quyết đứng lên kháng chiến chống TD Pháp.
      • Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945, được sự giúp sức của thực dân Anh, TD Pháp đánh úp trụ sở UB nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, chính thức trở lại xâm lược nước ta. 
      • Bộ mặt xâm lược của thực dân Pháp đã lộ rõ, ta kiên quyết cầm súng đứng lên kháng chiến chống Pháp. Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ “Nam Bộ kháng chiến”, thanh niên miền Bắc, miền Trung hăng hái vào Nam đánh giặc, nhân dân tổ chức quyên góp tiền, “ủng hộ Nam Bộ kháng chiến”.

    * Từ ngày 6/3/1946: Hoà với Pháp để đuổi Tưởng

    • Hiệp định sơ bộ 6/3.
      • Hoàn cảnh:  Kể từ ngày 28/2/1946 sách lược của Đảng ta thay đổi, chuyển từ hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam bộ sang hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc. Ngày 28/2/1946 hiệp ước Hoa- Pháp được kí kết, Pháp sẽ thay quân Tưởng giải giáp quân đội Nhật ở miền Bắc. Hiệp ước Hoa- Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường lựa chọn: hoặc là đứng lên chống Pháp ngay khi nó mới đặt chân lên MB hoặc chủ động đàm phán với Pháp để gạt nhanh 20 vạn quân Tưởng, tránh tình trạng đụng đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, tranh thủ thời gian hoà hoãn xây dựng, củng cố lực lượng. Ta chọn giải pháp thứ hai. Ngày 6/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Xanhtơni đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ.
      • Nội dung:
        • Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp.
        •  Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15 nghìn quân Pháp ra MB thay quân Tưởng, số quân này rút dần trong thời hạn 5 năm.
        •  Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ để tạo không khí thuận lợi cho việc đàm phán chính thức...
    • Ý nghĩa:
      • Đây là diệu kế “dùng kẻ thù để đuổi kẻ thù”, ta đã loại trừ được một kẻ thù nguy hiểm do Mĩ điều khiển là 20 vạn quân Tưởng và tay sai, đánh tan âm mưu cấu kết của Pháp và Tưởng, có thời gian chuẩn bị lực lượng cách mạng, đồng thời thể hiệ thiện chí hoà bình của dân tộc ta
    • Tạm ước 14/9/1946:
      • Hoàn cảnh kí kết:
        •  Sau khi kí hiệp định sơ bộ 6/3 ta tranh thủ thời gian hoà bình xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt...ngừng bắn ở Nam Bộ.
        • Phía Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, thành lập chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
        • Do sự đấu tranh kiên quyết của ta, cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ tổ chức tại Phôngtennơblô  (Pháp). Sau hơn hai tháng, cuộc đàm phán thất bại vì lập trường của hai bên đối lập như nước với lửa, ta kiên quyết giữ lập trường của mình....Trong khi đó tại Đông Dương quân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, quan hệ Việt- Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
        • Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Mutê (Pháp) bản tạm ước 14/9/1946.
    • Nội dung:
      • Bảo lưu giá trị nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, nhân nhượng thêm một số quyền lợi kinh tế, văn hoá cho Pháp ở Việt Nam.
    • Ý nghĩa:
      • Không ngoài mục đích kéo dài thời gian hoà hoãn để củng cố, xây dựng lực lượng cho một cuộc chiến đấu lâu dài với Pháp mà ta biết không thể tránh khỏi.

    Kết luận

    Đứng trước tình thế hiểm nghèo trong năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức bình tĩnh, khôn khéo để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam lướt qua thác ghềnh nguy hiểm.

      bởi thùy trang 16/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF