OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

  bởi Hy Vũ 21/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • 1/Hoàn cảnh lịch sử.

    a/Tình hình trong nước.

    -Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho tình hình kinh tế và đời sống nhân dân ở Việt Nam rất khó khăn, nhất là đời sống của công nhân và nông dân.

    -Thực dân Pháp dùng nhiều biện pháp nhằm trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên đầu nhân dân Việt Nam, càng làm cho đời sống của nhân dân điêu đứng hơn.

    -Giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta bị đẩy đến bước đường cùng, chỉ còn con đường vùng dậy đấu tranh đòi quyền sống.

    -Đây cũng là lúc mà thực dân Pháp đang khủng bố, truy lùng các tổ chức cách mạng như Hội Việt Nam Cách mạng Thanh hiên, Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng, các hội kín ở Nam Kỳ.

    -Tình hình kinh tế xã hội và chính trị đó đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp và bè lũ phong kiến tay sai gay gắt hơn.

    -Đây là lúc Đảng đã ra đời (1/1930), thống nhất hàng ngũ của Đảng, có tính tổ chức cao nên tập hợp được đông đảo quần chúng.

    b/Tình hình thế giới.

    Ảnh hưởng của phong trào cách mạng quốc tế đối với Việt Nam (Liên Xô đang xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, công xã Quảng Châu…).

    c/Nguyên nhân chủ yếu.

    Trong các nguyên nhân trên, thì nguyên nhân Đảng ta ra đòi là nguyên nhân chủ yếu. Bởi vì nếu không có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thì mâu thuẫn xã hội lúc đó nhiều nhất cũng chỉ dẫn đến những cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tự  phát (như cuộc bạo động của nông dân Trung kì vào năm 1908), chứ không thể trở thành một phong trào cách mạng tự giác, rộng lớn như vậy được.

    Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi trong cả nước.

    Từ tháng 2 đến tháng 4 diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân:

    -Bãi công của công nhân đồn điền Phú Riềng.

    -Bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định.

    -Bãi công của 400 công nhân nhà máy diêm, cưa Bến Thủy.

    -Cùng thời gian này, phong trào đấu tranh của nông dân cũng nổ ra ở Thái Bình, Nam Hà.

    -Từ tháng 5, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc biểu dương lực lượng ngày 1/5/1930, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân trong các xí nghiệp lớn từ Bắc đến Nam…

    -Mặc dù thực dân Pháp đàn áp, trên cả 3 miền đất nước đều diễn ra biểu tình, rải truyền đơn, treo cờ búa liềm, khẩu hiệu.

    -Nông dân ở khắp nơi trong nước biểu tình, đưa yêu sách.

    -Học sinh, dân nghèp thành thị cũng đấu tranh.

    -Từ giữa năm 1930, phong trào tiếp tục phát triển mạnh, trở thành cao trào.

    -Bãi công của công nhân, đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi ở khắp thành thị đến nông thôn, từ Nam chí Bắc.

    -Phong trào đấu tranh nổ ra đặc biệt mạnh mẽ ở Nghệ Tĩnh.

    -Từ đầu tháng 5, công nhân Vinh – Bến Thủy và nông dân các vùng lân cận đấu tranh quyết liệt dưới hình thức biểu tình thị uy.

    -Ngày 1/8/1930, công nhân khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy tổng bãi công đánh dấu “thời kì đấu tranh kịch liệt đã đến”.

    -Trong các tháng 8 và 9 ở các huyện trong 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nông dân biểu tình, bao vây huyện lị, phá nhà lao, bắt tri huyện kí nhận vào bản yêu sách.

    -Ngày 12/9/1930, một cuộc biểu tình có 8 ngàn người tham gia nổ ra ở Hưng Nguyên, định kéo về Vinh đưa yêu sách, thực dân Pháp đàn áp dã man làm hàng trăm người chết và bị thương.

    -Trong tháng 9 và 10, nông dân các huyện Thanh Chương, Diễn Châu, Hương Sơn… đã khởi nghĩa vũ trang.

    -Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, bộ máy chính quyền địch ở nông thôn Nghệ Tĩnh tan rã, các Ban Chấp hành Nông hội đứng ra quản lí xã hội như một chính quyền theo kiểu Xô viết.

    -Từ giữa năm 1931, phong trào tạm lắng, cuộc đấu tranh chuyển sang giai đoạn mới.

    Ý nghĩa.

    Đây là cuộc tập hợp lực lượng đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

    Đây là thắng lợi lớn nhất bởi vì “có Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân và có liên minh công nông là có tất cả”:

    Qua phong trào, vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng đã được khẳng định trong thực tế. Vừa ra đời, Đảng đã lao vào cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, qua đó chứng tỏ năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, chứng tỏ đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, giai cáp nông dân đã đứng hẳn về phía công nhân, uy tín của Đảng lên rất cao trong quần chúng.

    Qua phong trào, đội chủ lực quân của cách mạng Việt Nam tức khối liên minh công nông đã được xây dựng trong thực tiễn.

    Ngoài ra phong trào còn đưa tới thành lập chính quyền Xô Viết ở nhiều nơi trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

    Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng đã có sức cổ vũ to lớn nhân dân ta tiến lên.

    Phong trào còn để lại cho Đảng ta nhiều bài học thực tiễn quý báu để chỉ đạo cách mạng sau này.

    Vì vậy phong trào cách mạng 1930 -1931 là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và nhân dân ta để tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

      bởi Trung Phung 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF