OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hãy phân tích đường lối chiến tranh nhân dân được Đảng ta đề ra từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ?

  bởi Hoàng giang 20/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Đêm 19/12/1946, đồng bào cả nước đã nhất tề đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc.

    1/Hoàn cảnh lịch sử.

    Ngay từ đầu kháng chiến, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã kịp thời đề ra đường lối kháng chiến để lãnh đạo cuộc chiến đấu của quân dân ta.

    Đường lối đó được vạch ra trong các văn kiện lịch sử và tác phẩm sau đây:

    -Bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946) : vạch rõ mục đích, tính chất, phương châm cơ bản và chương trình của kháng chiến.

    -“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch (19/12/1946) : khẳng định quyết tâm kháng chiến và nêu lên tư tưởng cơ bản về chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân.

    -Tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh (1947): giải thích rõ đường lối kháng chiến của Đảng và Hồ Chủ tịch.

    2/Phân tích đường lối kháng chiến của Đảng.

    Cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân vì độc lập, tự do và hòa bình thế giới.

    Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến là đường lối chiến tranh nhân dân :

    -Toàn dân: Vì lợi ích của toàn dân và do toàn dân chiến hành.

    -Toàn diện: Đánh địch về mọi mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

    -Trường kỳ: Áp dụng chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu thế tuyệt đối của ta về chính trị và tinh thần đê khắc phục dần những nhược điểm về vật chất kỹ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy yếu dần dần, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, cuối cùng đánh bại chúng.

    -Tự lực cánh sinh: chủ yếu là dựa vào sức mạnh của nhân dân, đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế. Muốn đánh lâu dài, phải dựa vào sức mình là chính.

    Tư tưởng chiến tranh nhân dân của đường lối đó thể hiện sâu sắc qua mục đích của cuộc chiến tranh, vai trò của nhân dân trong cuộc chiến tranh (lấy dân làm gốc), phương thức xây dựng lực lượng, chiến thuật, chiến lược.

    Đường lối đó đã được thể hiện một cách sinh động và phong phú trong thực tiễn kháng chiến của quân dân ta trên tất cả mọi mặt hoạt động kháng chiến.

    Đường lối kháng chiến của Đảng và Hồ Chủ tịch ngày càng phát triển hoàn chỉnh hơn trong quá trình kháng chiến, nhất là qua Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951 và qua các hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong những năm cuối kháng chiến.

    Ý nghĩa.

    Chính nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch, nhờ có quyết tâm cao của toàn dân mà chúng ta giành được thắng lợi cuối cùng.

    Đường lối kháng chiến của Đảng thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân sâu sắc, mang tính chính nghĩa, nên được nhân dân ủng hộ.

    Nhân dân luôn luôn mong muốn hòa bình và kiên quyết đấu tranh cho một nền hòa bình chân chính.

    Đường lối kháng chiến đúng đắn là ngọn cờ đoàn kết, động viên toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.

      bởi Lê Vinh 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF