OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Đường lối đổi mới xây dựng đất nước trong chặng đường đầu thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong hoàn cảnh lịch sử nào ?

  bởi Phan Thiện Hải 21/01/2021
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1/Hoàn cảnh lịch sử.

    Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ còn phổ biến, nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đó là con đường mới mẻ đầy khó khăn, thử thách.

    Sau hơn một thập kỉ, trải qua hai nhiệm kì Đại hội IV và V (1976 – 1986), Đảng và nhân dân ta vừa làm vừa tìm tòi, thử nghiệm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

    Trong quá trình đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu, những tiến bộ đáng kể trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    Song cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng đã gặp không ít khó khăn, yếu kém do sai lầm, khuyết điểm gây ra.

    Khó khăn của ta trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng làm cho đất nước từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, nhất là về kinh tế – xã hội.

    Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng, đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.

    Đại hội Đảng toàn quốc lần VI họp từ 15/12/1986 đến 18/12/1986 đã đề ra đường lối đổi mới, đánh dấu mốc quan trọng đưa nước ta bước vào thời kì đổi mới.

    2/Chủ trương, quan điểm đổi mới.

    Đổi mới là thực hiện có hiệu quả mục tiêu chủ nghĩa xã hội bằng những điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội với những hình thức, biện pháp và bước đi thích hợp.

    Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới kinh tế.

    a/Về kinh tế

    Đổi mới về kinh tế là xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô trình độ công nghệ có sự quản lí của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển và phải dùng các biện pháp kinh tế để quản lí kinh tế.

    Trước mắt, tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tế : lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

    Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

    b/Về chính trị.

    Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bằng cách đẩy mạnh yêu cầu dân chủ hóa xã  hội, lấy dân làm gốc, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

    Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị hợp tác.

      bởi bach dang 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF