OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Đảng ta đã xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) như thế nào? Hãy phân tích tác dụng của vấn đề xây dựng hậu phương đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

  bởi bich thu 21/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • 1/Tầm quan trọng của công cuộc xây dựng hậu phương.

    Xây dựng hậu phương vững mạnh để cung cấp nhân, tài, vật lực cho tiền tuyến.

    Nhận thức rõ tầm quan trọng ấy của hậu phương, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã quan tâm xây dựng hậu phương vững mạnh về các mặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Sức mạnh của hậu phương là sức mạnh của tất cả các yếu tố : chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan chặt chẽ với nhau.

    Đây cũng là biểu hiện cho đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta.

    2/Công cuộc xây dựng hậu phương.

    a/Chính trị.

    -Xây dựng Việt Bắc thành căn cứ địa chung của cả nước.

    -Xây dựng, củng cố và phát triển chính quyền cách mạng: bầu cử Quốc hội (1946), thành lập Chính phủ liên hiệp, Hội đồng nhân dân các cấp.

    -Vận động đồng bào các dân tộc, công giáo, ngụy binh… ủng hộ kháng chiến.

    -Thắng lợi quân sự của ta cũng góp phần phá tan âm mưu chính trị của địch, củng cố khối đoàn kết toàn dân: chiến thắng Hòa Bình, Tây Bắc phá tan âm mưu lập xứ Mường và xứ Thái tự trị.

    -Cuộc kháng chiến chống Pháp của ta là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới:

    + Năm 1950: thiết lập quan hệ ngoại giao với TQ, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân.

    + Ta chủ động mở chiến dịch Biên giới và bắt tay với các nước anh em.

    + Tiếng nói của dân tộc Việt Nam cũng từ đó vang dội trong các Hội nghị quốc tế.

    + Ta luôn luôn tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình và tự do trên thế giới và ở ngay nước Pháp.

    -Phong trào đấu tranh chính trị phát triển tại các đô thị: phong trào Trần Văn Ơn (9/1/1950), phong trào chống Mỹ (19/3/1950)… ở Sài Gòn.

    -Năm 1951, có 3 sự kiện chính trị lớn :

    +Đại hội Đảng lần II (11/2/1951 tại Tuyên Quang): đây là Đại hội “kháng chiến kiến quốc”. Đảng được đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng.

    +3/3/1951, thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.

    +Tháng 3/1951, thành lập Liên minh Việt – Miên – Lào.

    -1948, phát động phong trào thi đua ái quốc.

    -Phong trào thi đua yêu nước ngày càng lan rộng làm nảy nở nhiều đơn vị và cá nhân ưu tú, có tác dụng to lớn, đẩy mạnh toàn diện cuộc kháng chiến.

    -1/5/1952, tổ chức Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc, chọn được 7 anh hùng: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh.

    -Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của cuộc kháng chiến, cổ vũ quân dân cả nước tiến lên giành nhiều thắng lợi mới.

    -Ý nghĩa: khối đoàn kết chính trị bên trong và bên ngoài của ta càng mở rộng thì càng tạo điều kiện cho kháng chiến thắng lợi.

    b/Kinh tế.

    *Chính sách kinh tế : vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

    -Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, vấn đề đặt ra là nếu tổ chức được nền kinh tế kháng chiến thì mới có điều kiện kháng chiến.

    -Chính sách kinh tế kháng chiến của ta lúc ấy bao gồm 2 mặt trận: xây dựng kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch.

    -Quan trọng nhất là phải xây dựng được nền kinh tế tự cung tự cấp để phục vụ kháng chiến, ổn định đời sống nhân dân.

    -Phát triển nông nghiệp được coi là nhiệm vụ hàng đầu nhằm đẩy mạnh sản xuất để thỏa mãn nhu cầu kháng chiến và đủ sức tự cung tự cấp về mọi mặt.

    -1952, Đảng phát động cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm.

    *Phát triển nông nghiệp (bồi dưỡng sức dân).

    -Đảng coi trọng và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

    -Những quan hệ bóc lột phong kiến bị xóa bỏ, thiết thực bồi dưỡng nông dân.

    -11/1945: giảm tô 25%, tạm cấp ruộng công, chia ruộng đế quốc, Việt gian cho dân.

    -Phong trào nông dân lập tổ đổi công, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong nông nghiệp phát triển rộng.

    -1950 : ban hành qui chế lĩnh canh để bảo vệ quyền lợi tá điền.

    -1953 : triệt để giảm tô, giảm tức.

    -12/1953 : Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất.

    -Kết quả : từ Khu 4 trở ra, sản lượng lúa đạt 2757700 tấn và 650850 tấn hoa màu (1953).

    *Phát triển công nghiệp.

    -Xây dựng nhiều xí nghiệp quốc phòng vừa và nhỏ ở vùng tự do.

    -Sản xuất vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, có cả vũ khí lớn (SKZ, cối 81 li, 120 li).

    -Đến 1953, sản xuất được 3552 tấn vũ khí, đạn dược.

    -Các ngành tiểu thủ công nghiệp thiết yếu (vải, giấy, xà phòng, muối, diêm, thuốc y tế) cũng được phát triển.

    *Tài chính.

    -1945 : bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý.

    -1951 : ban hành thuế nông nghiệp.

    -1951 : mậu dịch quốc doanh ra đời góp phần ổn định vật giá, mở rộng trao đổi (cả ở vùng địch tạm chiến), tạo điều kiện cho sản xuất ở vùng tự do phát triển và cung cấp được nhiều vật phẩm cần thiết cho kháng chiến.

    -6/1951 : thành lập Ngân hàng quốc gia.

    *Ý nghĩa.

    Nhờ tổ chức được nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp kháng chiến nên ta đã có khả năng tự cung tự cấp những nhu cầu thiết yếu nhất của kháng chiến.

    3/Văn hóa – giáo dục – Y tế.

    -Những khẩu hiệu: “Chống giặc dốt như chống lại giặc ngoại xâm”, “Đi học là kháng chiến” đã gắn liền việc thanh toán nạn mù chữ với việc đẩy mạnh cuộc kháng chiến.

    -Năm 1948, Đại hội văn nghệ toàn quốc đã vạch ra đường lối văn nghệ mới phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến, xuất bản quyển “Chủ nghĩa Marx và vấn đề văn hóa Việt Nam”.

    -Phong trào xóa nạn mù chữ phát triển mạnh (8/9/1945, Hồ Chủ tịch thành lập cơ quan Bình dân học vụ).

    -Năm 1949, 10 triệu người thoát nạn mù chữ.

    -Hệ thống giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp cũng được cải tổ (theo phương châm : dân tộc, khoa học, đại chúng) để phục vụ yêu cầu của kháng chiến.

    -1950: cải cách giáo dục theo tinh thần dân tộc dân chủ.

    -1953: từ Khu IV trở ra đã có 1 triệu học sinh phổ thông.

    -Vận động đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan. Phong trào vệ sinh phòng bệnh phát triển mạnh.

    4/Tác dụng của hậu phương.

    -Hậu phương và tiền tuyến có mối liên hệ vô cùng mật thiết.

    -Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh:

    Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương, động viên được hậu phương tạo điều kiện thuận lợi để hậu phương củng cố và xây dựng.

    Ngược lại việc xây dựng hậu phương vững mạnh có tác dụng quyết định đến thắng lợi ở tiền tuyến.

    -Hậu phương cung cấp cho tiền tuyến: nhân lực, vũ khí, trang bị, lương thực, thực phẩm, thuốc men, thường xuyên bổ sung lực lượng cho tiền tuyến và khích lệ tiền tuyến chiến đấu.

    -Hậu phương chăm lo cứu chữa thương binh, đón tiếp các chiến sĩ ốm đau bệnh tật trở về.

    -Hậu phương còn là chỗ “dừng chân” của các lực lượng vũ trang su từng chiến dịch để học tập rút kinh nghiệm tác chiến, bồi bổ sức lực.

    Sự đúng đắn của đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng thể hiện rõ trong việc xây dựng hậu phương, một yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

      bởi bach hao 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF