Cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của nhân dân Việt Nam năm 1945 đã được chuẩn bị và diễn ra thắng lợi như thế nào ?
Câu trả lời (1)
-
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không phải là một sự ngẫu nhiên, ăn may mà là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh chống ngoại xâm lâu dài của nhân dân ta, là kết quả của sự sáng tạo của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta trong lĩnh vực chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
1/Quá trình chuẩn bị.
Cách mạng tháng Tám 1945 là kết quả của 15 năm đấu tranh của nhân dân Việt Nam do Đảng tổ chức và lãnh đạo (1930 – 1945):
Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Đó là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho Cách mạng tháng Tám.
Phong trào 1930 – 1931 là một cuộc diễn tập đầu tiên của Cách mạng tháng Tám.
Phong trào vận động dân chủ 1936 – 1939, mộc cuộc diễn tập thứ hai của Cách mạng tháng Tám.
Phong trào vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945, thời kỳ chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám.
Trước tình hình mới, Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo chiến lược :
Nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, coi nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật là nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam.
Tập hợp mọi lực lượng yêu nước vào mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tiêu biểu là Việt Minh.
Chuyển hướng hình thức đấu tranh, coi khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân.
Chuẩn bị lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang.
Xây dựng căn cứ địa ở nông thôn.
Đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở thành phố, đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền.
Từ khởi nghĩa từng phần mở đường tiến lên Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
-Những chủ trương đó được thể hiện trong các Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng từ Hội nghị VI (1939), Hội nghị VII (1940), Hội nghị VIII (1941)…
-Trên cơ sở chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, Đảng đã xây dựng lực lượng cách mạng:
Xây dựng và phát triển lực lượng quần chúng, tổ chức các Hội cứu quốc, thành lập và mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm hình thành đạo quân chính trị quần chúng mạnh mẽ.
Các tổ chức Cứu quốc được phát triển mạnh ở nông thôn, nhất là ở vùng căn cứ địa cách mạng.
Ơ đô thị, công tác vận động công nhân được chú trọng.
Việt Minh đã tích cực vận động tổ chức sinh viên, học sinh, trí thức, văn nghệ sĩ, tư sản yêu nước vào Việt Minh.
Việt Minh vận động thành lập Hội Văn hóa cứu quốc.
Đảng Dân chủ Việt Nam ra đời và tham gia Việt Minh.
Vận động binh lính trong quân đội Pháp, tranh thủ ngoại kiều ở Đông Dương tham gia vào cuộc đấu tranh chống phát xít.
-Việt Minh tổ chức và lãnh đạo:
Phong trào đấu tranh của nông dân chống nhổ lúa trồng đay, chống thu thóc tạ.
Phong trào công nhân đấu tranh đòi tăng lương, cải thiện đời sống.
Phong trào yêu nước của sinh viên, học sinh, trí thức ở thành phố.
Tích cực xây dựng phong trào quần chúng luyện tập quân sự, vũ trang quần chúng cách mạng theo chủ trương “sửa soạn khởi nghĩa”, “sắm vũ khí đuổi thù chung”, lập đội tự vệ, mua sắm, rèn đúc vũ khí.
Xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai, duy trì đội du kích Bắc Sơn, phát triển thành Cứu quốc quân, đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền.
Xây dựng cơ sở chính trị để mở rộng căn cứ địa, xây dựng căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng mở đường nối liền với căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai.
Thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân…
Đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, xây dựng quyết tâm đánh đuổi Nhật – Pháp, giành độc lập tự do.
2.Cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền năm 1945.
Cao trào kháng Nhật và khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ phận :
Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) đã gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc.Cách mạng nước ta bước vào “thời kỳ tiền khởi nghĩa”.
Ngày 12/3/1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” chủ trương phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
Cao trào này bao gồm nhiều hình thức phong phú từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị, biểu tình, biểu tình thị uy vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích, khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ phận và sẵn sàng chuyển sang hình thức Tổng khởi nghĩa một khi có thời cơ.
Cao trào kháng Nhật diễn ra phong phú và sôi nổi khắp cả nông thôn và thành thị, tiêu biểu là chiến tranh du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ phận ở nông thôn.
Phong trào quần chúng đấu tranh đã diễn ra mạnh mẽ tiêu biểu là phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói.
Việt Minh đã tích cực hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức lực lượng.
Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, diễn thuyết xung phong và hoạt động của các đội Danh dự Việt Minh đã diễn ra sôi nổi.
Tổ chức Việt Minh phát triển nhanh chóng và rộng khắp lôi cuốn hàng triệu người vào trận tuyến đấu tranh chống Nhật.
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân đã phối hợp với nhân dân nổi dậy giải phóng hàng loạt tổng châu huyện ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên… thành lập chính quyền cách mạng.
Khởi nghĩa ở Ba Tơ (Quảng Ngãi) bùng nổ, đội du kích được thành lập và căn cứ địa cách mạng ở đây cũng được thành lập.
Đồng thời, tù chính trị ở nhiều nhà lao cũng nổi dậy.
Uy ban quân sự cách mạng Bắc kỳ được thành lập. Các lực lượng vũ trang được thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân và các đội vũ trang ở các địa phương được thành lập.
Nhiều vùng được giải phóng đưa đến sự ra đời của khu giải phóng Việt Bắc – căn cứ địa chính của cả nước, mầm móng của nước Việt Nam mới ra đời.
Chính quyền cách mạng trong khu giải phóng được thành lập, 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh bắt đầu được thực hiện trong khu giải phóng.
Nhiều chiến khu cách mạng khác cũng được thành lập.
Hình thái hai chính quyền song song tồn tại xuất hiện, chứng tỏ lực lượng cách mạng đã cân bằng với lực lượng Nhật.
Phát động cao trào kháng Nhật mạnh mẽ, tiến hành chiến tranh du kích, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận đã nhanh chóng tạo ra một ưu thế cách mạng mạnh mẽ, thúc đẩy thời cơ Tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi là một nét độc đáo sáng tạo trong cao trào chống Nhật cứu nước của Đảng và nhân dân ta.
b.Cuộc Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Liên Xô và các nước Đồng minh vô điều kiện.
Quân Nhật ở Đông Dương tan rã, chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoàn toàn tê liệt, mất hết chỗ dựa, quân Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương giải giáp quân Nhật, quần chúng cách mạng trong cả nước đã sẵn sàng đứng dậy.
Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ và có quyết tâm cao phát động và tổ chức quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
Điều kiện Tổng khởi nghĩa đã chín muồi, thời cơ ngàn năm có một đã đến.
Hội nghị toàn quốc của Đảng đã quyết định phát động cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền, từ tay phát xít Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai, đứng ở địa vị làm chủ nước nhà mà tiếp đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1 hạ lệnh khởi nghĩa.
Chớp lấy thời cơ, nhân dân trong cả nước nhất tề nổi dậy khởi nghĩa.
Từ cuộc khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ phận diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8/ 1945 đã chuyển sang Tổng khởi nghĩa trong cả nước trong vòng 15 ngày (14/8 – 24/8/1945).
Đông đảo quần chúng đã nổi dậy giành chính quyền ở nông thôn và đô thị. Trong đó, các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8), Huế (23/8), Sài Gòn (25/8) và các thành phố quan trọng khác đóng vai trò quyết định thắng lợi dứt khoát của Cách mạng tháng Tám trong cả nước.
Trong những này Tổng khởi nghĩa, lực lượng của đạo quân chính trị quần chúng đã xuống đường biểu tình thị uy, thị uy vũ trang, có lực lượng tự vệ làm nòng cốt đã chiếm các công sở, xóa bỏ các bộ máy chính quyền của địch từ trung ương đến địa phương, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân.
Một số cuộc tiến công quân sự đã nổ ra ở một vài địa phương. Bạo lực trong Cách mạng tháng Tám là bạo lực của đạo quân chính trị của quần chúng trong đó có lực lượng vũ trang làm nòng cốt và xung kích, đã đập tan bộ máy chính quyền địch và tay sai, đưa cuộc Tổng khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn.
Cách mạng tháng Tám là một cuộc Tổng khởi nghĩa kết hợp tài tình đấu tranh chính trị với đấu tranh võ trang, một cuộc tổng nổi dậy đồng loạt ở cả thành thị lẫn nông thôn mà đòn quyết định là các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Rõ ràng, trong thời kì 1940 – 1945, nếu Đảng ta không phát động đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa cục bộ ở nông thôn, không xây dựng căn cứ địa thì không thể đẩy tới cao trào cứu nước. Nhưng ngược lại, khi thời cơ xuất hiện, mà ta chỉ dựa vào lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang, chỉ dựa vào rừng núi và nông thôn mà không nhanh chóng động viên hàng triệu quần chúng đứng lên, không chuyển toàn bộ lực lượng chính trị và vũ trang của ta giáng những đòn tiến công quyết liệt vào trung tâm thần kinh của địch ở các thành thị thì có thể ta đã bỏ lỡ thời cơ có một không hai trong những ngày tháng Tám năm 1945.
*Kết luận
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 của nhân dân ta là một điển hình về nghệ thuật chuẩn bị lâu dài về lực lượng, về nắm thời cơ khởi nghĩa, đi từ khởi nghĩa từng phần đến tiến lên Tổng khởi nghĩa trong cả nước mà đòn quyết định thắng lợi là ở đô thị: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, bằng sức mạnh cách mạng tổng hợp của sự kết hợp đạo quân chính trị của quần chúng là lực lượng vĩ đại nhất, đã đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn trong cả nước.
Sự sáng tạo của Đảng và nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lí luận về khoa học và nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang của chủ nghĩa Marx Lenin.
bởi Dang Thi 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời