Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu trả lời (1)
-
Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh. Hội nghị xác định:
– Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
– Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai.
– Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
– Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
– Các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp năm 1937 và 1938 đã bổ sung và phát triển nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7/1936.
3. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
– Phong trào đấu tranh tự do, đòi dân sinh, dân chủ
+ Từ giữa những năm 1936 được tin Quốc hội Pháp cử phái đoàn điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động các tầng lớp nhân dân hội họp, thảo ra bản “dân nguyện” để gửi tới phái đoàn, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội vào tháng 8/1936.
+ Lợi dụng sự kiện Gô-đa sang điều tra tình hình và Brêviê nhận chức toàn quyền Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít-tinh, đón rước, biểu dương lực lượng, đưa yêu sách đòi quyền dân sinh, dân chủ.
+ Trong những năm 1937 – 1939, các cuộc mít tinh, biểu tình của nhân dân diễn ra sôi nổi. Nhiều hình thức tổ chức quần chúng ra đời như Hội cứu tế bình dân, Hội truyền bá Quốc ngữ. Đặc biệt là ngày 1/5/1938, lần đầu tiên trong ngày quốc tế lao động nhiều cuộc mít tinh được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
– Phong trào đấu tranh nghị trường1:
+ Đảng Cộng sản Đông Dương vận động đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào các cơ quan: Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì, Hội đồng Kinh tế lí tài Đông Dương (1938) và Hội đồng Quản hạt Nam Kì (1939).
+ Mục đích: mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân và tay sai, bênh vực quyền lợi của đa số quần chúng nhân dân.
– Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí2:
+ Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản nhiều tờ báo công khai: Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức…, tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
+ Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán được xuất bản: Tắt đèn, Bước đường cùng…
+ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí giúp cho quần chúng nhân dân được giác ngộ về đường lối cách mạng.
bởi Dang Thi 22/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời