OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, hoạt động ngoại thương của nước ta đã phát triển như thế nào? Đỉnh cao của sự phát triển đó là gì?

  bởi Mai Trang 25/07/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • a) Hoạt động ngoại thương của nước ta từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

    –              Do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới và do chủ trương mở

    cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn nên ngoại thương nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII phát triển nhanh chóng.

    –              Mối quan hệ buôn bán truyền thống với các nước phương Đông, đặc biệt với Trung Quốc và Nhật Bản được duy trì và phát triển hơn trước. Thế kỉ XVII – XVIII, trên đất nước ta xuất hiện một lực lượng khá đông các kiều dân Trung Quốc, Nhật Bản định cư lâu dài và hoạt động buôn bán là chủ yếu.

    –              Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây đã sang buôn bán với nước ta và nhộn nhịp nhất là thế kỉ XVII. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Làn, Anh, Pháp đều đến lập thương điếm và buôn bán với cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    –              Thương nhân phương Tây thường mua hàng từ nước này sang nước khác để bán kiếm lãi. Họ bán các thứ hàng hóa như bạc, vũ khí của Nhật Bản; tơ lụa, thuốc bắc, đồ sứ của Trung Quốc; len, dạ, súng đại bác, pha lê, thủy tinh và một số sản phẩm khác của nền công nghiệp phương Tây. Họ mua của ta sản phẩm thủ công nghiệp như đồ sứ, tơ lụa, đường mía và các loại lâm thổ sản.

    –              Đến giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại khám xét phiền phức…

    –              Sự thông thương buôn bán với nước ngoài, nhất là các nước phương Tây, đã bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với các luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị. Đó là đỉnh cao của sự phát triển ngoại thương của nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII. b) Sự hưng khởi của một số’ đô thị:

    –              Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất là Thăng Long và Phố Hiến, đúng như dân gian xác nhận: “Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến

    + Kinh kì (Thăng Long hay Kẻ Chợ) không ch1 là trung tâm chính trị – hành chính, văn hóa mở còn là một trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước với hệ thống chợ, bến và hàng chục các phố hàng.

    + Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) là nơi chính quyền Lê – Trịnh đặt dinh Hiến trán Sơn Nam, nơi bốc dỡ và trung chuyển hàng hóa từ các tàu thuyền buôn ngoại quốc. Vào thời điểm thịnh đạt, Phố Hiến cổ khoảng 2000 ngôi nhà với 20 phường chuyên sản xuất hàng thủ công và buôn bán. Phố Hiến cũng là nơi hội tụ nhiều khách thương ngoại quốc phương Đông và phương Tây, trong đó phần lớn là người Trung Quốc.

    –              Đàng Trong cũng xuất hiện nhiều đô thị sầm uất như Thanh Hà (Huế), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (Thành phố” Hồ Chí Minh)… nhưng tiêu biểu hơn cả là Hội An (Quảng Nam).

    Hội An là trung tâm trao đổi, buôn bán của cả vùng Đàng Trong, là một thương cảng quốc tế nằm trên con đường thương mại Biển Đông từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. Từ đầu thế kỉ XVII, Hội An đã là một thành phố cảng lớn, hội tụ nhiều thuyền buôn, thương điếm của các nước phương Đông và phương Tây. Hội An còn có các khu cư trú riêng của người Nhật và người Hoa.

      bởi Dang Thi 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF