OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày tình hình văn hóa, tư tưởng ở nước ta thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVIII.

  bởi thu phương 25/07/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • *             Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:

    -Sự mất dần hiệu lực và vị trí độc tôn của Nho giáo.

    –              Phật giáo, Đạo giáo và các hình thức tín ngưỡng dân gian khác lại có điều kiện phục hồi và phát triển. Nhiều chùa chiền, đền miếu, am, quán được khôi phục hoặc được xây dựng mới ở cả Đàng Trong và Đàng Ngòai.

    – Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nhiều giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây vào Việt Nam truyền đạo. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi.

    – Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta vẫn được duy trì và phát huy như thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng với nước…

    – Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ đã ra đời. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ mới chính thức trở thành chữ viết của dân tộc Việt Nam.

    *             Giáo dục và khoa cử:

    –              Từ thế kỉ XVI trở đi, mặc dù tình hình chính trị không ổn định nhưng việc giáo dục và thi cử theo hệ thống Nho giáo vẫn được duy trì tương đổi liên tục.

    – Thời kì nhà Mạc đã tổ chức được 22 kì thi Hội để lấy tiến sĩ.

    –              Triều Lê trung hứng, tiếp tục tổ chức các kì thi. Tuy vậy, giáo dục thi cử thời kì này không còn được nghiêm túc và chặt chẽ như thời Lê sơ.

    –              Ở Đàng Trong, hình thức khoa cử xuất hiện muộn và không được chú trọng như Đàng Ngoài. Họ Nguyễn quan tâm hơn đến kiến thức thực tế và tuyển dụng quan lại chủ yếu thống qua hình thức tiến cử.

    *             Văn học và nghệ thuật:

    –              Văn học: Thế kỉ XVI – XVII và đầu thế kỉ XVIII, ở nước ta, văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế với các tác giả tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khăc Khoan, Đào Duy Từ, Nguyễn Dữ, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Cư Trinh, Ngô Thế Lãn… Tuy vậy, nét nổi bật của văn học giai đoạn này là sự nở rộ của các tác phẩm văn thơ viết bằng chữ Nôm, trong đó đặc biệt là những truyện Nôm khuyết danh như Trê cóc, Trinh thử, Phạm Công – Cúc Hoa, Thạch Sanh Tống Trân – Cúc Hoa…

    – Nghệ thuật: là giai đoạn đánh dấu sự phục hồi và phát triển của các loại hình nghệ thuật diễn xướng và tạo hình cổ truyền.

    + Nghệ thuật sân khâu như chèo, tuồng, hát ả đào, hát quan họ, hát trống quân… hết sức phong phú, đa dạng, phản ánh sinh động đời sống và ước vọng của nhân dân.

    + Nhiều đình, chùa và các công trình kiến trúc đương thời còn lưu giữ được các tác phẩm điêu khắc gỗ diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở làng quê như chèo thuyền, đáu vật, chọi gở, đánh cờ, đi cởy, tắm ao… Tiêu biểu nhất là tượng Phật Bở Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh).

    *             Khoa học – kĩ thuật:

    –              Thành tựu nổi bật nhất của thời kì này là sự xuất hiện nhiều công trình sử học lớn như Lê triều công nghiệp thực lực của Hồ Sĩ Dương, Ô châu cận lục của Dương Văn An, Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)… Đặc biệt, Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên khởi thảo từ thế kỉ XV, rồi được các sử thần triều Lê sau này bổ sung và hoàn chỉnh.

      bởi Mai Bảo Khánh 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF