OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người. Quan điểm của Đảng ta về phát huy vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới?

  bởi Duy Quang 21/01/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Có nhiều khoa học khác nhau nghiên cứu về con người như: y học, sinh vật học, tâm lý học, nhân chủng học, xã hội học, triết học,...và mỗi khoa học tiếp cận con người theo cách riêng của mình. Song tựu chung lại, trong khi các khoa học chuyên nghành nhận thức con người bằng cách chia hệ thống thành yếu tố, thì ngược lại triết học nghiên cứu con người được hình thành trên cơ sở tổng hợp các yếu tố thành hệ thống, nghĩa là những vấn đề triết học về con người được hình thành trên cơ sở tổng kết những thành tựu đạt được bởi các khoa học cụ thể trong lĩnh vực nghiên cứu con người. Chính vì vậy, chúng ta sẽ không thể hiểu được bản chất con người nếu không dựa vào tri thức của các khoa học chuyên nghành (tâm lý học, xã hội học, sinh vật học và khoa học nhân văn).

    * Các quan điểm trước Mác về bản chẩt con người:

    + Các nhà triết học cổ đại: coi con người là một vũ trụ thu nhỏ. Đường đời của mỗi con người được gọi là số phận và số phận bị quy định bởi ý chí của tạo hoá

    + Các nhà tôn giáo: con người được coi như một thực thể nhị nguyên, là sự kết hợp giữa tinh thần và thể xác. Trong đó thể xác là cái nhất hời, tinh thần là cái vĩnh cửu.

    + Hê-ghen (Đức): Hê-ghen đã có công lao trong việc nghiên cứu con người ở chỗ, ông là người đầu tiên đặt vấn đề xem xét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần của con người. Theo ông, con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là bước cuối cùng của cuộc diễu hành của ý niệm tuyệt đối trên trái đất. Hê-ghen phát hiện ra quy luật về sự phát triển của đời sống tinh thần cá nhân mà phù hợp với quy luật đó là: trong sự phát triển của cá nhân cần thiết và tất yếu phải lặp lại hìnhg thức rút ngắn và cô đọng, nhưng trình độ cơ bản mà đới sống xã hội đã phải trải qua. Hê-ghen đã nghiên cứu bản chất quá trình của tư duy và khái quát các quy luật cơ bản của quá trình đó, trình bày nó trong hình thức hệ thống. Hê-ghen có hạn chế là đã giải thích một cách duy tâm về con người.

    + Phơ-bách: cho rằng vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, vì chỉ có con người mới biết tư duy. Sai lầm của Phơ-bách ở chỗ, ông tuyệt đối hoá các mặt sinh học của con người, chia cắt con người khỏi các quan hệ xã hội hiịen thực (ông cho rằng con người chỉ là tác phẩm của thế giới tự nhiên).

    * Quan điểm của triết học về bản chất con người:

    Tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm của Hê-ghen và Phơ-bách và các nhà triết học tiền bối trước Mác về bản chất của con người. Dựa vào những nguyên tắc thế giới quan của CNDVBC, Mác khẳng định: “ Bản chất con người không phải là một cái trìu tượng cố hữu cá nhân con người riêng biệt trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội”.

    Quan niệm hoàn chỉnh về con người và bản chất con người, phân biệt hai mặt trong bản chất con người là: mặt sinh học và mặt xã hội.

    + Triết học Mác xem xét bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, không phải chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực cụ thể của nó trong quá trình phát triển của nó.

    + Con người hoà hợp với giới tự nhiên, là một bộ phận của giới tự nhiên, là kết quả phát triển lâu dài của thế giới vật chất.

    + Con người có tính xã hội: trước hết bản thân hoạt động sản xuất của con người mang tính xã hội. Hoạt động con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội. Xã hội cùng với tự nhiên là điều kiện tồn tại của con người. Tính xã hội của con người thể hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội.

    + Bản chất con người được hình thành và phát triển cùng với quá tình lao động, giao tiếp trong đời sống xã hội.

    2. Phát huy vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới:

    + Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử:

    Con người là sản phẩm của lịch sử: Chính quá trình lao động và việc sáng tạo ra các công cụ lao động đã là nhân tố quyết định đến sự biến vượn người thành người.

    Con người là chủ thể của lịch sử: Sau khi xuất hiện, con người đã lao động và cải biến thế giới, bằng tri thức của mình con người đã là thay đổi bộ mặt của thế giới vật chất, cùng với sự phát triển của xã hội loài người là sự phát triển của lịch sử, con người trở thành chủ thể của lịch sử . Bởi vì con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển của lịch sử.

    + Sự nghiệp đổi mới nhằm mục tiêu vì hạnh phúc của con người và do con người làm nên. Để phát huy vai trò nhân tố con người cần thiết phải tiến hành một số nội dung sau:

    Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, tạo ra một hệ thống chính sách, biện pháp và cơ chế vận hành đảm bảo sự phối hợp đúng đắn lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Trong đó, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp.

    Nâng cao chất lượng cuộc sống con người, nâng cao trình độ và năng lực lao động, nâng cao tay nghề.

    Tạo ra một môi trường công bằng, dân chủ, quan tâm đến lợi ích của từng người và lợi ích của cả cộng đồng.

    Đảng ta khẳng định: kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, kết hợp lợi ích vật chất với lợi íchtinh thần, chăm lo lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài của nhân dân, kết hợp hài hoà các lợi ích, chú ý lợi ích cá nhân người lao động. Nguồn lực con người là cơ bản nhất của sự nghiệp CNH-HĐH.(coi con người là trung tâm của sự phát triển xã hội).

      bởi Ngoc Han 22/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF