OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày những nền văn hóa lớn cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam.

  bởi Trung Phung 26/07/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Từ Phùng Nguyên (văn hóa đồ đồng) đến văn hóa Đông Sơn (sơ kì sắt) ở miền Bắc:

    -Đầu thiên niên kỉ II TCN, các bộ lạc sống ở vùng lưu vực sống Hồng đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đ1nh cao, đồng thời biết sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ. Đây là thời kì mở đầu cho sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam, chuyển dần lên văn hóa Đông Sơn.

    – Các di tích văn hóa Phùng Nguyên được phát hiện ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng…

    – Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa, sống định cư lâu đời trong các công xã thị tộc. Công cụ lao động chủ yếu vẫn bằng đá. Họ làm gốm bằng bàn xoay với những đồ án trang trí hài hòa và biết sử dụng một số” nguyên liệu khác như tre, gỗ, nứa, xương để làm đồ dùng; biết se chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, lợn, gà, chó…

    –   Đời sống tinh thần của CƯ dân Phùng Nguyên khá phong phú, biểu hiện một trình độ thẩm mĩ khá cao. Các công cụ đá được mài nhẵn đẹp mắt. Đồ gốm được trang trí hoa văn nhiều kiểu dáng. Đồ trang sức có nhiều loại, nhiều kích thước khác nhau bằng đá, sừng, xương, vỏ ốc, vỏ sò được mài, khoan tiện tinh tế (vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai…). Tục chôn người chết nơi CƯ trú, chôn theo công cụ lao động và các vật dụng khác cũng rất phổ biến ở cư dân Phùng Nguyên.

    –              Cùng với các bộ lạc Phùng Nguyên ở lưu vực sông Hồng, còn có các bộ lạc khác ở nhiều khu vực trên đất nước ta cũng đã tiến đến thời đại đồ đồng.

    –              Các bộ lạc sống ở vùng châu thổ sông Mã (Thanh Hóa), chủ nhân của nền văn hóa Hoa Lộc và các bộ lạc ở vùng lưu vực sông Làm là cư dân của một nền nông nghiệp dùng cuốc đã phát triển. Nghề nông giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế. Các nghề thủ công làm đá đạt đến trình độ khá cao, tương đồng với cư dân Phùng Nguyên. Trong các di tích văn hóa Hoa Lộc, bên cạnh những công cụ, hiện vật bằng đá, gốm (như rìu đá có vai, cuốc đá có chuôi ưa cán, đồ gốm có hoa văn), còn có một số hiện vật bằng đồng (dùi đồng, dây đồng,…)

    b) Từ Bình Châu (văn hóa đồ đồng) đến Sa Huỳnh (sơ kì sắt) ở miền Trung:

    –              Cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm, ở vùng Nam Trung Bộ, các bộ lạc Bình Châu, Long Thạnh… chủ nhân của văn hóa tiền Sa Huỳnh cũng đã tiến đến sơ kì thời đại đồng thau, biết đến kĩ thuật luyện kim.

     

    –              Các di tích văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện ở các t1nh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa.

    –              Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Sa Huỳnh là nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác. Ngoài ra, họ còn làm đồ gốm, dệt vải, rèn sắt và làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thủy tinh (chuỗi hạt, khuyên tai…).

    –              Cùng với các bộ lạc Phùng Nguyên ở lưu vực sông Hồng, còn có các bộ lạc khác ở nhiều khu vực trên đất nước ta cũng đã tiến đến thời đại đồ đồng.

    –              Các bộ lạc sống ở vùng châu thổ sông Mã (Thanh Hóa), chủ nhân của nền văn hóa Hoa Lộc và các bộ lạc ở vùng lưu vực sông Làm là cư dân của một nền nông nghiệp dùng cuốc đã phát triển. Nghề nông giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế. Các nghề thủ công làm đá đạt đến trình độ khá cao, tương đồng với cư dân Phùng Nguyên. Trong các di tích văn hóa Hoa Lộc, bên cạnh những công cụ, hiện vật bằng đá, gốm (như rìu đá có vai, cuốc đá có chuôi ưa cán, đồ gốm có hoa văn), còn có một số hiện vật bằng đồng (dùi đồng, dây đồng,…)

    b) Từ Bình Châu (văn hóa đồ đồng) đến Sa Huỳnh (sơ kì sắt) ở miền Trung:

    –              Cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm, ở vùng Nam Trung Bộ, các bộ lạc Bình Châu, Long Thạnh… chủ nhân của văn hóa tiền Sa Huỳnh cũng đã tiến đến sơ kì thời đại đồng thau, biết đến kĩ thuật luyện kim.

    –              Các di tích văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện ở các t1nh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa.

    –              Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Sa Huỳnh là nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác. Ngoài ra, họ còn làm đồ gốm, dệt vải, rèn sắt và làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thủy tinh (chuỗi hạt, khuyên tai…).

      bởi minh dương 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF