OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày những đặc điểm nổi bật về các mặt của đất nước ta dưới thời Trần.

  bởi Lê Tấn Vũ 26/07/2021
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Xây dựng nhà nước:

    –              Chính quyền trung ương được tổ chức hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất, giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các

    ng vùng hoạt động để rồi sau đó, làm

    chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đời. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ tháng đê điều.

    –              Chính quyền địa phương: Đất nước được chia thành nhiều lộ do An phủ sứ cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phố phường của nhân dân, có chức Đại doãn trông coi.

    – Quân đội được tổ chức quy củ. cấm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. Lộ binh ở các địa phương, được tuyển chọn theo chế độ “ngụ binh ự nông” (gửi binh ở nhà nông – nghĩa là đến phiên thì tập trung luyện tập và canh gác, hết phiên thì về quê sản xuất). Những lúc có chiến tranh, các vương hầu, quý tộc đều được quyền mộ quân, góp sức cùng nhà nước đánh giặc, nhân dân cũng được phép tổ chức dân binh để bảo vệ quê nhà.

    –              Thời Trần có bộ Hình luật riêng.

    –              Quan lại được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc, con cháu quan lại và qua thi cử đỗ đạt.

    –              Các vua đầu thời Trần thường vi hành các nơi để tìm hiểu cuộc sống của dân. Những ngày lễ hội, vua và nhân dân thường tổ chức các cuộc vui chung.

    –              Đoởn kết dân tộc: Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc. Vì vậy, độc lập tự chủ phải đi liền với thống nhất quốc giá. Nhà Trần đã giải quyết một cách tát đẹp các vụ chống đói, li khai của một số tù trưởng. Ở miền xuôi, các thế lực chông đói, phản loạn nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp. Nhà nước và nhân dân cùng hợp lực chăm lo bảo vệ sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão.

    –              Chính sách ngoại giao: đối với các triều đại phong kiến phương Bắc, tuy giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập. Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Cham-pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà nước luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

    b) Mở rộng và phát triển kinh tế:

    –              Nông nghiệp:

    + Khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Nhà nước bước đầu lấy một số ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền.

    + Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, hụy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sồng lớn, từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê “quai vạc”. Chỗ nào đê đắp vào ruộng của dân thì cho đo đạc, trả tiền. Lại đặt chức quan Hà đê để trông coi việc sửa đắp. “Từ đó, thủy tai không còn nữa và đời sống nhân dân được sung sướng” (Theo An Nam chí).

    + Năm 1266, vua Trần “xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn đất hoang, thành lập điền trang”.

    + Bên cạnh việc trồng lúa, khoai, sắn, nhân dân còn trồng dâu nuôi tằm, trồng bống, trồng cây ăn quả, rau đậu,…

    –              Thủ công nghiệp:

    + Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa,… phát triển, chất lượng sản phẩm ngày cởng được nâng cao.

    + Một số mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ bạc được khai thác. Bước đầu hình thành một số” làng nghề thủ công.

    + Nhà nước thành lập các xưởng thủ công (gọi là cục Bách tác) để rèn vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền bè, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, chùa chiền, đên đời.

    –              Thương nghiệp: Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp, hàng hóa phong phú. Các chợ làng, chợ huyện được hình thành. Việc trao đổi hàng hóa với nước ngoài cũng phát triển. Sự phát triển của thương nghiệp thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

    c) về văn hóa:

    –              Tôn giáo:

    + Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ, tư tưởng Phật giáo được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

    Vua Trần Nhân Tông khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt. Chùa chiền mọc lên ở khắp nơi. Dân chúng quá nửa nứớc là SƯ,,..

    –              Giáo dục: Chữ Hán trở thành chữ viết chính, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám cho con em quý tộc và quan chức đến học. Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước.

    –              Văn học chữ Hán cũng phát triển, đã xuất hiện hàng loạt bài hịch, bài phú nổi tiếng như Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, các tập thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải,… đậm đở tình cảm yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đánh dáu sự hình thành của văn học dân tộc.

    –              Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tinh tế, độc đáo, như tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…; khoa học kĩ thuật: Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển, là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta. về quân sự, có Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo,…

    c) Kháng chiến chống quân xâm lược:

    –              Thế kỉ XIII, dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt phải đương đầu với một cuộc thử lửa lớn lao kéo dài suốt 30 năm. Với tư tưởng bành trướng, làm chủ toàn bộ phương Nam, quân Mông – Nguyên đã ba lần đánh xuống nước ta (vào các năm 1258, 1285 và 1288). Dưới sự ch1 huy của vị thống soái, nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu nước cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng, “cả nước đứng dậy” cầm vũ khí, gậy gộc chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

    –              Kinh thành Thăng Long ba lần bị vó ngựa Mông – Nguyên giởy xéo, bộ tổng ch1 huy kháng chiến có lần bị kẹp giữa hai “gọng kìm” của giặc, nhưng với tinh thần “sát Thát”, thực hiện kế “thanh dã”, chủ động đói phó với mọi âm mưu của giặc, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ qucíc. Chiến thắng Bạch Đằng vang dội mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bát khuát, quật cường của dân tộc.

      bởi Lê Minh Hải 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF