OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày công cuộc khai hoang và kinh tế nông nghiệp Đàng Trong.

  bởi hi hi 26/07/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • –              Đến thế kỉ XVII, đất Thuận – Quảng được mở rộng về phía nam. Năm 1611, Nguyễn Hoàng cho quân vượt qua đèo Cù Mông, lập ra phủ Phú Yên. Cùng với các biện pháp quân sự, họ Nguyễn chiêu tập lưu dân đưa đến khai khẩn vùng Đa Diễn (lưu vực sông Đà Rằng). Sau đó vào năm 1653, Nguyễn Phúc Tần mở rộng cương giới đến sống Phan Rang… Đến năm 1693, toàn bộ phần đất còn lại của Cham-pa đã được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong.

    –              Cũng từ đầu thế kỉ XVII, bắt đầu có những tầng lớp cư dân Việt vượt biển vào Đồng Nai khai khẩn đất hoang, lập ra những làng Việt đầu tiên trên đất Mô Xoởi (Bở Rịa). Năm 1623, chúa Nguyễn đã thỏa thuận được với chính quyền Chân Lạp để lập một trạm thu thuế ở Pray Kor (vùng Sởi Gòn ngày nay). Giữa lúc đó, một số” quan lại và quân lính ở Trung Quốc trung thành với triều đình nhà Minh, không cháp nhận sự thống trị của nhà Thanh đã vượt biển vào Đàng Trong tìm đất sinh sống. Chúa Nguyễn cho họ khai khẩn vùng đất phía nam và họ đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình khai phá vùng đất đồng bằng sống Cửu Long.

    –              Vùng Thuận – Quảng (tương đương với Trung Bộ hiện nay) có các dải đồng bằng nhỏ hẹp và cơ bản đã được khai phá từ thời Lê trở về trước, nên cơ cáu tổ chức xóm làng có nhiều nét giông với Đàng Ngoài. Ở đây, ruộng đất công làng xã còn tồn tại khá phổ biến. Bên cạnh đó, còn có một số diện tích đáng kể thuộc quyền sở hữu nhà nước.

    –              Vùng đất phía nam, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, ruộng đất nhiều, dân CƯ thưa thớt, chúa Nguyễn đã thi hành chính sách khai hoang, cho phép biến ruộng đất khai phá được thành ruộng tư nhân. Chúa Nguyễn còn khuyến khích những địa chủ giàu có ở Thuận – Quảng chiêu mộ những người dân nghèo vào khai hoang ở Đồng Nai, Gia Định. Lực lượng khai hoang chủ yếu là lưu dân người Việt và một bộ phận những người dân gốc Cham-pa, Chân Lạp. Thế kỉ XVII – XVIII, ở đồng bằng sông Cửu Long đã nảy sinh hiện tượng tích tụ ruộng đất với quy mô lớn. Theo Lê Quý Đôn, những địa chủ giàu có ở Đồng Nai, Gia Định – mỗi nhà có đến 50 – 60 điền nô, 300 – 400 trâu bò. Vùng Đồng Nai, Gia Định đã trở thành khu vực sản xuất nông nghiệp phát triển.

      bởi Đan Nguyên 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF