OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức, ý nghĩa phương pháp luận?

  bởi Naru to 21/01/2021
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • : 1. Định nghĩa thực tiễn:

    Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử – xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội.

    Phân tích định nghĩa:

    Khi nghiên cứu định nghĩa thực tiễn cần nắm chắc và hiểu rõ một số nội dung sau:

    + Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người: chỉ những hoạt động vật chất của con người mới là hoạt động thực tiễn.

    + Bản chất của hoạt động thực tiễn đó là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, trong đó chủ  thể với tính tích cực của mình làm biến đổi khách thể. Trong quá trình này không chỉ biến đổi khách thể, mà còn làm biến đổi ngay cả bản thân chủ thể.

    Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, song có thể có 3 hình thức cơ bản sau đây:

    - Hoạt động lao động sản xuất vật chất: Đây là hình thức cơ bản nhất, có vai trò quyết định chi phối các hình thức hoạt động khác. Chính lao động đã biến vượn thành người và là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

    - Hoạt động biến đổi xã hội: là hình thức cao nhất của hoạt động thực tiễn xã hội. Không có các hoạt động đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hoà bình thì không thể biến đổi được các quan hệ xã hội và xã hội nói chung được.

    - Thực nghiệm khoa học: là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, đó là hoạt động của con người đượ tiến hành trong điều kiện nhân tạo, nhằm nhận thức và biến đổi tự nhiên và xã hội. Trong điều kiện tiến bộ của khoa học và kỹ thuật,thực nghiệm là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc biến các phát minh khoa học thành các giải pháp kỹ thuật và công nghệ, thành các sản phẩm phục vụ đời sống con người. Với vai trò đó, thực nghiệm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất vật chất và kích thích sự biến đổi các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

    2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

    Trong quan hệ với nhận thức, thực tiễn có những vai trò sau đây:

    + Triết học Mác khẳng định nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Trong mối quan hệ này, lý luận đóng vai trò là người dẫn đường cho hoạt động thực tiễn, thực tiễn là nơi để kiểm chứng lại tính chân thực, đúng đắn của nhận thức. Quá trình của nhận thức là:  Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan.

    + Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý. Thể hiện ở chỗ: nhận thức ngay từ đầu  đều xuất phát từ thực tiễn và do thực tiễn quy định (là cơ sở). Chính yêu cầu của thực tiễn sản xuất vật chất và thực tiễn cải biến xã hội đã buộc con người phải nhận thức (là động lực). Nhờ có hoạt động thực tiễn, mà trước hết là lao động, con người nhận thức được thế giới xung quanh.

    Thực tiễn không chỉ là cơ sở mà còn là mục đích của nhận thức: Tri thức khoa học có ý nghĩa thực tiễn chỉ khi nó được áp dụng vào đời sống. Chính thực tiễn là nơi để thể hiện sức mạnh của tri thức. Như vậy, nhận thức không phải là chỉ để nhận thức, nhận thức coa mục đích cuối cùng của nó là giúp con người trong hoạt động cải tạo thế giới. Chính nhu cầu của thực tiễn đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của các nghành khoa học, biến những tri thức khoa học thành phương tiện hùng mạnh giúp cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả.

    Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý: thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Vì thực tiễn là nơi mà nhận thức (các tri thức đã được con người nhận thức) của con người được đưa ra áp dụng.

    + Thực tiễn là điểm xuất phát của mọi nhận thức: vì mọi nhận thức của con người đều bắt đầu từ thực tiễn.

    + Thực tiễn làm tự nhiên bộc lộ bản chất, đặc tính để nhận thức. Như vậy, thực tiễn đã đem lại những tài liệu cho quá trình nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới.

    + Thực tiễn cung cấp cho con người công cụ, phương tiện để nhận thức hiện thực khách  quan. Thực tiễn làm cho các giác quan của con người phát triển và hoàn thiện. Hoạt động thực tiễn còn tạo ra các phương tiện và dụng cụ tinh vi làm tăng thêm khả năng nhận biết của các giác quan, như: Kính hiển vi điện tử, kính thiên văn, tầu vũ trụ, các máy tính điện tử,…

    + Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có các tri thức khoa học.

    3. ý nghĩa thực tiễn và phê phán các quan điểm sai trái:

    Từ việc nghiên cứu về thực tiễn và mối quan hệ của thực tiễn với nhận thức, với chân lý, chúng ta có thể rút ra một số ý nghĩa thực tiễn sau:

    + Xây dựng quan điểm thực tiễn đúng đắn: Phải coi trọng thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn. Mọi nhận thức lý luận phải xuất phát từ thực tiễn và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức lý luận (kiểm tra chân lý).

    + Phê phán mọi biểu hiện xem nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận với thực tiễn (sẽ rơi vào lý luận suông), chống chủ nghĩa giáo điều hoặc chủ nghĩa kinh nghiệm thuần tuý (tuyệt đối hóa thực tiễn mà xem nhẹ lý luận, sẽ rơi vào trường hợp mù quáng).

      bởi Thuy Kim 22/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF