Những hiểu biết về tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc?
Những hiểu biết về tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc ?
Tư tưởng này có ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội Việt Nam ?
Câu trả lời (2)
-
Tham khảo đây bạn nhé !
Sự du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo đến giá trị truyền thống ...
bởi đào trung hướng 23/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
-
Thời Xuân Thu là thời kỳ nở rộ xuất hiện các nhà tư tưởng, các tư trào triết học, trong đó có Khổng Tử - nhà tư tưởng vĩ đại mở đường cho thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc.
Khổng Tử (551 - 479 tr. CN), tên là Khâu, tự Trọng Ni, sinh ra ở nước Lỗ, trong một gia đình quý tộc nhỏ bị sa sút. Quê hương nước Lỗ của Khổng Tử là nơi trụ cột, nơi bảo tồn được nhiều di sản văn hóa cũ của nhà Chu. Như trên đã nói, thời đại của Khổng Tử là thời đại "Vương đạo suy vi", "Bá đạo" đang nổi lên lấn át "Vương đạo" của nhà Chu; trật tự lễ pháp cũ của nhà Chu đang bị đảo lộn, như ông than rằng "vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con". Đứng trên lập trường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp quý tộc Chu, ông chủ trương lập lại pháp chế kỷ cương của nhà Chu, với một nội dung mới cho phù hợp. Ông lập ra học thuyết, mở trường dạy học, đi chu du các nơi trong nước, tranh luận với các phái khác để tuyên truyền lý tưởng của mình, nhằm phục vụ mục đích trên. Sau đây là những tư tưởng cơ bản của ông.
Về học thuyết chính trị. Hoài bão chính trị nhất quán trước sau của Khổng Tử là kế thừa sự nghiệp của Văn Vương, Chu Công, lập lại kỷ cương của nhà Chu. Để thực hiện lý tưởng chính trị của mình, ông xây dựng nên học thuyết về Nhân - Lễ - Chính danh.
Điều "Nhân" là hạt nhân trong học thuyết chính trị của Khổng Tử. Theo ông, "Nhân" là nội dung, "Lễ" là hình thức của "Nhân" và "Chính danh" là con đường để đạt đến điều Nhân, (ông nói: sửa mình, khôi phục điều Lễ là người Nhân). Học trò của Khổng Tử là Phàn Trì hỏi, thế nào là "Nhân", Khổng Tử trả lời: "Thương người (Ái nhân). "Thương người", "điều gì mà mình không muốn thì cũng đừng đem áp dụng cho người khác" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân), "Mình muốn lập thân thì cũng giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt" (Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân) là nội dung cơ bản trong học thuyết về "Nhân" của Khổng Tử. Ông cho rằng, phẩm chất chất phác, tình cảm chân thực là điều kiện cần thiết để trau dồi đức "Nhân" (Mộc nột cận Nhân); những người thích trau chuốt, hình thức, khéo nói là ít đức "Nhân" (xảo ngôn lệnh sắc, tiển hĩ nhân). Tuy nhiên, do hạn chế của lập trường giai cấp, học thuyết "Nhân" của Khổng Tử có nội dung giai cấp rõ ràng. Ông cho rằng chỉ có người quân tử (tức giai cấp thống trị) mới có thể có được đức "Nhân" còn kẻ tiểu nhân (nhân dân lao động) không thể có được đức "Nhân" (Quân tử nhi bất Nhân giả hữu hĩ, vị hữu tiểu nhân nhi Nhân giả dã). Nghĩa là đạo Nhân chỉ là đạo của người quân tử, của giai cấp thống trị.
Thời đại Khổng Tử là thời mà theo ông "Lễ nhạc hư hỏng”, cần phải khôi phục lại "Lễ”. "Lễ” mà Khổng Tử nói ở đây là những lễ nghi, quy phạm đạo đức thời Tây Chu, tức là Lễ nhà Chu. Ông cho rằng, do vua không giữ đúng đạo vua, tôi không làm đúng đạo tôi, cha không giữ đúng đạo cha, con không làm đúng đạo con cho nên thiên hạ '"vô đạo" và "thiên hạ đại loạn". Do vậy cần phải lập lại kỷ cương cho vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con để cho thiên hạ "hữu đạo", xã hội yên ổn. Ở đây, từ chỗ đứng của mình, Khổng Tử không nhận ra rằng, sự "hư hỏng" của lễ pháp nhà Chu là tất yếu, là biểu hiện tiến bộ của lịch sử, và ông đã đưa ra giải pháp duy tâm, cải lương, nhằm cứu vãn tình hình. Với "Lễ” của nhà Chu, một mặt Khổng Tử cực đoan bảo thủ giữ lại những hình thức cũ, một mặt ông đưa vào những nội dung mới cho phù hợp với tình hình mới. Ông kịch liệt phản đối sự đấu tranh, dù là của quần chúng nghèo khổ vùng lên hay giữa giai cấp thống trị với nhau. (Háo dũng tật bần loạn dã: ưa dùng vũ lực, chán ghét cảnh nghèo là mầm mống của loạn; Quân tử vô sở tranh: người quân tử không có cái gì đáng phải tranh giành). Để xoa dịu và điều hòa mâu thuẫn giai cấp, ông tuyên truyền "an bần nhi lạc" (nghèo mà vui) và chủ trương "Tác dụng của "Lễ” là lấy hòa làm quý” (Lễ chi dụng, hòa vi quý). Một mặt, ông khuyên người dưới hãy an phận, không oán, trách (Bẩn nhi vô oán), mặt khác, ông cũng yêu cầu người trên phải tôn trọng người dưới (Bước ra cửa lúc nào cũng phải chỉnh tề như gặp người khách quý: sai khiến dân một việc gì cũng phải thận trọng). Ông đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải Thành và Kính trong khi thực hiện "Lễ". Ông nói: "Ngày nay người ta gọi nuôi nấng săn sóc cha mẹ là thờ cha mẹ, nhưng đối với chó và ngựa người ta cũng phải nuôi nấng chăm sóc nó. Nếu như đối với cha mẹ mà không kính thì sự săn sóc đối với cha mẹ có khác gì đối với việc săn sóc nuôi nấng chó ngựa ?".
Tính hai mặt (bảo thủ và tiến bộ) của Khổng Tử cũng thể hiện rõ trong tư tưởng "thân thân" (thương yêu người thân) và "thượng hiền" (tôn trọng người hiền tài). Chế độ nhà Chu là chế độ Tông pháp, lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở, mỗi cá nhân phải toàn tâm toàn ý vì quyền lợi của tông tộc phục vụ. Khổng Tử theo nhà Chu nên tư tưởng "thân yêu người thân" bám rất chắc trong tư tưởng của ông. Đoạn tư liệu sau đây phản ánh rõ tư tưởng ấy của ông: "Diệp Công nói với Khổng Tử rằng: "Phe tôi có ngưòi thật thà ngay thẳng, cha bắt trộm dê mà con đi báo". Khổng Tử nói: "Người thật thà ngay thẳng phe tôi có khác. Cha giấu cho con, con giấu cho cha, sự thật thà ngay thẳng đã bao gồm ở trong đó rồi". Mặt khác, tư tưởng tôn trọng người hiền tài của Khổng Tử cũng khá rõ nét, mang nhiều ý nghĩa tích cực. Ông chủ trương quốc gia nên dùng người hiền tài, không kể người thân hay không thân; nếu thấy người tài giỏi hơn mình là phải nhường, nếu không nhường tức là "ăn cắp địa vị", ông nói: "Học tập lễ nhạc trước rồi mới làm quan, chính là những kẻ dã nhân (tức dân thường), làm quan trước rồi mới học lễ nhạc chính là người quân tử (con cháu quý tộc). Nếu dùng người thì ta chọn những người học tập lễ nhạc trước".
Thời đại Khổng Tử là thời kỳ gọi là "đanh và thực oán trách nhau”, tức là danh và thực không phù hợp với nhau. Từ thời Xuân Thu trở đi, những khái niệm (danh) của kiến trúc thượng tầng đã tỏ ra lạc hậu trước sự thay đổi nhanh chóng, toàn diện của cơ sở kinh tế và kết cấu giai cấp trong xã hội. Một hiện thực ' lộn xộn", cũ – mới đan xen. Trước tình hình đó Khổng Tử cho rằng, cần phải "chính danh" cho vua ra vua, tôi ra tôi ... "Chính danh" là điều căn bản của việc làm chính trị, đưa xã hội "loạn" trở lại "trị". Nhưng có điều ông đã không nhận ra được cội nguồn của sự danh thực oán trách nhau" ấy nên ông đã chủ trương một cách duy tâm. Ông cho rằng "Lễ nhạc không hưng thịnh" (tức kiến trúc thượng tầng lung lay) không phải là do sự biến đổi từ cơ sở, mà là do "danh không chính", "ngôn không thuận". Và, ông đã làm lộn ngược theo quan niệm duy tâm đó.
Về tư tưởng triết học: Khổng Tử rất ít bàn đến những vấn đề trừu tượng thuộc bản thể, ít bàn đến chuyện quỷ thần. Tử Lộ hỏi ông về chuyện quỷ thần, ông nói: Chưa biết chuyện của người làm sao mà biết chuyện quỷ thần. Tử Lộ lại hỏi, sau khi chết con người sẽ ra sao ? Ông nói: Chưa biết được việc sống làm sao mà biết được việc chết. Tuy nhiên, trong nghị luận nhiều chỗ ông nói đến "Trời", “Mệnh trời" để trình bày ý kiến của mình. 'Trời'' đối với Khổng Tử có chỗ như là một quy luật, là trật tự của vạn vật ("Trời có nói gì đâu, bốn mùa vẫn thay đổi, trăm vật vẫn sinh trưởng"), có chỗ ông khẳng định trời có ý chí ("Than ôi ! trời làm mất đạo ta"; "Mắc tội với trời không thể cầu ở đâu mà thoát được"). Ý chí của Trời là Thiên mệnh (Mệnh lệnh của trời: Mệnh trời). "Thiên mệnh" nói vắn tắt là mệnh, ông cho rằng mỗi cá nhân, sự sống - chết, phú quý hay nghèo hèn đều là do "Thiên mệnh" quy định. Phú quý không thể cầu mà có được, do vậy bất tất phải cầu. Mặt khác, Khổng Tử lại cho rằng con người bằng nỗ lực chủ quan của mình cũng có thể thay đổi dược cái 'Thiên tính" ban đầu. Ông nói, con người lúc sinh ra, cái "tính" trời phú cho là giống nhau như trong quá trình tiếp xúc, học tập… (thực tiễn - L. G. T.) nó làm cho họ khác nhau, có kẻ trí có người ngu ("Tính tương cận, Tập tương viễn"). Đây là mặt tích cực, chỗ "thêm vào" của Khổng Tử so với quan niệm "Mệnh trời" trước đó. Đối với quỷ thần, Khổng Tử tỏ ra có thái độ hoài nghi về sự tồn tại của quỷ thần cho nên một mặt ông chủ trương tôn kính, một mặt lại xa lánh và cảnh giác. Ông nói: Biết kính quỷ thần mà lánh xa nó là người trí - Như vậy kẻ mê tín quỷ thần là kẻ ngu; Tế thần xem như là có thần - Có thần hay không là do mình' ; Quỷ thần không đáng tế mà tế là nịnh - Phải cảnh giác.
Tóm lại, "Trời", "Mệnh trời" có vai trò quan trọng trong tư tưởng triết học của Khổng Tử nhưng do hạn chế về tài liệu, cách trình bày của ông không nhất quán cho nên chưa thể đủ căn cứ để khẳng định là duy tâm hay duy vật, vô thần hay hữu thần. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, từ "Trời", 'Mệnh trời'' có tính chất duy tâm cảm tính thời Táy Chu cho đến "Trời "Mệnh trời" trong quan niệm của Khổng Tử đã có một bước tiến bộ, đã có sự đổi mới về nội dung; quyền uy của "ý trời" cũng như của quỷ thần đã bị hạn chế một phần.
Sau khi Khổng Tử mất, học thuyết của ông được các thế hệ học trò tiếp tục phát triển và trở thánh một trưòng phái lớn lúc bấy giờ. Trong số họ nổi bật lên là nhà triết học, nhà chính khách nổi tiếng Mạnh Kha, người có công lớn trong việc bảo vệ Nho giáo, và cũng là người đưa nhiều tư tưởng mới vào hệ thống tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử.
Mạnh Kha (371 - 289 tr. CN), tự là Dư, người đất Châu nước Lỗ (người đời sau tôn xưng là Mạnh Tử). Mạnh Tử là học trò của Tử Tư (tên là Khổng Cấp, cháu nội Khổng Tử), Tử Tư là học trò cùa Tăng Tử (Tăng Sâm).
Từ cuối thời Xuân Thu, cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Giai cấp địa chủ mới lên ngày càng lớn mạnh, giai cấp quý tộc thị tộc cũ ngày càng suy yếu. Giai cấp địa chủ mới lên dựa vào học thuyết của phái Pháp gia để củng cố chính quyền, họ chủ trương dùng vũ lực thôn tính lẫn nhau để giải quyết cục diện Chiến Quốc, hoàn thành quá trình phong kiến hoá. Giai cấp quý tộc quan liêu thị tộc, mà đại biểu tư tưởng của họ là phái Nho gia, phản đối dùng bạo lực thôn tính lẫn nhau, chủ trương thuyết phục để thống nhất. Mạnh Tử đã đứng trên lập trường của một bộ phận lạc hậu trong giai cấp quý tộc thị tộc chủ nô đang trên con đường chuyển hóa 1ên giai cấp địa chủ phong kiến, cho nên tư tưởng của ông là bảo thủ, không phù hợp với thực tế diễn biến của lịch sử.
Có thể nói tư tưởng của Mạnh Tử là kế thừa trực tiếp tư tưởng của Tử Tư và Tăng Sâm. Lúc Khổng Tử còn sống, trong số học trò của ông, Tăng Sâm không phải là người được ông yêu mến, đã có lần ông mắng Tăng Sâm “là kẻ đần độn". Nhưng sau khi Khổng Tử mất, Tăng Sâm ngày càng có uy tín, được nhiều người theo. Tăng Sâm cùng với học trò của ông là Tử Tư và học trò của Tử Tư là Mạnh Tử đã đứng trên danh nghĩa bảo vệ Nho giáo, bảo vệ học thuyết của Khổng Tử nhưng thực chất đã khuếch đại những mặt hạn chế trong tư tưởng của Khổng Tử, giải thích sai lệch những tư tưởng của ông và đưa vào những tư tưởng mới lạ, biến Nho giáo thành một học thuyết có tính chất duy tâm, thần bí. Nếu như trước những diễn biến phức tạp của xã hội, Khổng Tử đã tích cực "hành", cho rằng "có thể làm được", đi các nơi thuyết khách để thực hiện chủ trương cải lương của mình thì Tăng Sâm lại lảng tránh hiện thực, tìm về con đường nội tỉnh, tự suy xét, tự kiểm điểm mình về đạo đức, hiếu thảo, coi đó là niềm vui duy nhất. Ông nói: "Ta mỗi ngày lấy ba việc tự kiểm điểm mình: Làm việc cho người khác có trung thành không ? Giao thiệp với bạn bè có thực thà không ? Thầy dạy, ta có ôn tập không?” Cũng theo phương pháp “tự tỉnh nội tâm" duy tâm như vậy, Tử Tư nói: "Phải ra sức suy xét những điểu khúc mắc, những điều khúc mắc có thể có cái "Thành"; đã "Thành" thì sẽ thể hiện ra ngoài; đã thể hiện ra ngoài thì sẽ rõ rệt; rõ rệt thì sẽ tỏa sáng khắp mọi nơi; đã tỏa sáng khắp mọi nơi thì sẽ động; đã động thì sẽ biến; đã biến thì sẽ hóa. Chỉ có bậc chí Thánh trong thiên hạ mới có thể hóa". Và một thái độ thụ động tiêu cực gọi là chờ thời": "Người quân tử ăn ở giản dị để đợi mệnh trời, còn kẻ tiểu nhân thì làm những việc nguy hiểm để cầu may. "Thành" là gì ? Tử Tư cho rằng "Thành là đạo của trời". Mạnh Tử cho rằng, "Thành là đạo của trời và suy nghĩ sao cho "Thành" là đạo của người". Sự "Thành" là "hợp với đạo", khi đã “Thành" thì "vạn vật đều có đầy đủ ở trong ta". Nghĩa là sự "Thành" là cái bản thể của vạn vật. Như vậy, với quan niệm "vạn vật đều có đầy đủ trong ta", ông tuyên truyền con người chỉ cần đi tìm và phát huy cái quy tắc "tự tỉnh nội tâm" (Tận tâm) thì có thể biết được ý chí của Thượng đế ("tri tính", "tri thiên"); tức là con người bất tất phải đi tìm chân lý ở ngoài thế giới vặt chất khách quan, mà chỉ cần "Thành ý" "Chính tâm", trở về với nội tâm chủ quan bên trong. Cái "Chí thành" là bản thể, vật tự tại thuộc về tiên nghiệm, vượt ra khỏi phạm trù không gian, thời gian, vật chất, vận động. Đạt đến 'Thành" là con ngưòi có thể thông quan với trời đất, hóa sinh ra vạn vật. Ông nói: "Chỉ có những người chí thành" trong thiên hạ mới có thể biết hết được cái "Tính". Nếu có thể biết hết đưọc cái "Tính” thì có thể biết hết được "Tính" của con người. Nếu có thể biết hết được "Tính" của con người thì có thể biết hết được "Tính" của vạn vật. Nếu biết hết được "Tính" của vạn vật thì có thể giúp vào việc sinh hoá của trời đất. Nếu có thể giúp vào việc sinh hoá của trời đất thì có thể cùng trời đất tham dự mọi việc", ở đây, Mạnh Tử đã suy luận theo một phương pháp "Lôgíc không theo loại" (bản thân mình – người khác - vạn vật - vũ trụ là những khái niệm không cùng một loại;, đẩy thêm lên một bước về mật duy tâm trong quan niệm về "Trời người hợp nhất" so với Khổng Tử Mạnh Tử đã tách rời một cách tuyệt đối giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, đề cao nhận thức lý tính, ông cho rằng nhận thức cảm tính là cái "tiểu thể", là của kẻ tiểu nhân, là nguồn gốc của những điểu ác; nhận thức lý tính là "cảm quan của cái Tâm", là cái "đại thể" riêng có của người quân tử. Như vậy cũng có nghiã là, theo ông, chỉ có người quân tử mới có thể đạt đến "Chí thành", cộng thông hòa hợp với trời đất. Về quan niệm "tính người”, Mạnh Tử cho rằng con người mới sinh ra trời phú cho đủ Nhân - Nghĩa – Lễ - Trí - Tín, đủ
đức Hiếu (với cha mẹ, người thân) - Trung (với vua) - và Kính (với bề trên) nhưng chỉ có người quân tử là có khả nàng giữ được đủ mà thôi. Ông cũng xuyên tạc tính duy vật thô sơ của học thuyết Ngũ hành, gá lắp nó vào thuyết đạo đức của mình, thần bí hóa nó: Thần Mộc là Nhân; Thần Kim là Nghĩa; Thần Hỏa là Lễ; Thần Thủy là Trí; Thần Thổ là Tín; Bốn đức Nhân - Nghĩa – Lễ - Trí là do Tâm (Tín) mà ra cho nên Thần Thổ ở giữa, có mặt ở khắp nơi.
Về quan điểm chính tri - xã hội: ông đưa ra thuyết "Nhân chính" chống việc dùng vũ lực thôn tính lẫn nhau giữa các nước, đòi hỏi bọn quý tộc phải để cho nhân dân có tài sản riêng thì họ mới yên tâm làm ăn (có hằng sản thì mới có hằng tâm). Trong xã hội "Trên dưới tranh lợi lẫn nhau", Mạnh Từ chủ trương chống điều lợi, chống làm giàu, ông nói: "Đã làm giàu thì bất nhân, đã làm điều Nhân thì không thể giàu được". Để tránh được hiện tượng trên dưới tranh lợi lẫn nhau", ông đưa ra phép “Tỉnh điền'', thực chất là muốn quay trở lại mô hình xã hội thị tộc công xã thời Chu. Mạnh Tử cũng đề ra chủ trương "chính trị được lòng dân” khá mới mẻ: "dân vi quý" - "Quân vi khinh". Ông nói: "Đáng quý trọng nhất là dân, kế đến là xã tắc, còn vua là thường ... Vua và chư hầu làm hại cho xã tắc thì thay đổi ông vua ấy mà đặt ông vua khác" hoặc "vua coi những người tôi như con chó, con ngựa, thì những người tôi coi vua như những người khác; vua coi người tôi như cỏ rác, thì những người tôi coi vua như kẻ thù", ở đây rõ ràng ông đã có tư tưởng thừa nhận chế độ "hằng sản’’ của nền kinh tế sản xuất nhỏ, bảo vệ sức lao động, rút hẹp phạm trù người quân tử, mở rộng một cách tương đối phạm trù kẻ tiểu nhân. Đó là những tư tưởng tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.
Tóm lại, học phái Nho gia từ Khổng Tử, qua quá trình thêm bớt của Tăng Sâm, Tử Tư, đến Mạnh Tử đã tương đối định hình. Những phạm trù cơ bản của Nho giáo (Vua - Tôi, cha - con, vợ - chồng; Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín), những kinh điển cơ bản (Tứ thư: Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử; Ngũ kinh: Thi, Thư, Lễ, Nhạc [Dịch], Xuân Thu) cũng xuất hiện ở thời kỳ này .
Tư tưởng triết học của Khổng Tử cơ bản là duy tâm, nhưng trong quan niệm về tự nhiên của ông cũng có những yếu tố duy vật, biểu hiện trong thái độ của ông đối với vấn để "Thiên đạo", "Thiên mệnh" và quỷ thần. Mạnh Tử đã khuyếch đại những yếu tố duy tâm trong học thuyết của Khổng Tử, biến nó thành một thứ học thuyết có tính chất duy tâm tiên nghiệm thần bí. Về quan điểm chính trị - xả hội, một phần là do ảnh hưởng của cuộc đấu tranh xã hội lúc bấy giờ Khổng Tử và những người sau ông trong học phái Nho gia có những tư tưởng tiến bộ, dân chủ và có tính nhân đạo bên cạnh tư tưởng cơ bản là bảo thủ, phân biệt đảng cấp. Nhìn chung, tư tưởng của Nho gia phản ánh tư tưởng của giai cấp quý tộc thị tộc chủ nô, một giai cấp đang trên bước đường suy tàn, một lực lương bảo thủ đối với sự phát triển của lịch sử.
-
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão và đạo Thiên chúa.
Tuy nhiên, tùy ở từng giai đoạn lịch sử của dân tộc mà học thuyết tư tưởng, tôn giáo này hay học thuyết tư tưởng, tôn giáo khác nắm vai trò chủ đạo, có tác động mạnh đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của người Việt, như Phật giáo ở thế kỷ thứ X - XIV, Nho giáo thế kỷ thứ XV - XIX, học thuyết Mác - Lênin từ giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX. Cho đến nay, những học thuyết này không giữ địa vị độc tôn mà song song cùng tồn tại với các học thuyết, tôn giáo khác, tác động vào đời sống xã hội.
1.2. Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận soi đường cho chúng ta. Nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng, tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể, nên chúng ta cần vận dụng một cách phù hợp để góp phần đạt được mục tiêu của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Do đó, việc tìm hiểu nghiên cứu Phật giáo đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt tiến bộ cũng như hạn chế, Phật giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để hướng đạo cho con người một cách chân chính, đúng đắn. Theo đạo để làm điều thiện, tránh cái ác.
Hơn nữa quá trình Phật giáo phát triển, truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, đạo đức Việt Nam không thể không đề cập đến Phật giáo và những mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng.
Tóm lại, nghiên cứu Phật giáo và nhìn nhận, đánh giá nó là một nội dung quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai.
bởi H Yziang 29/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
so sánh chữ viết văn học ấn độ cổ trung đại và trung hoa cổ trung đại
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời