OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nhận xét tình hình giáo dục ở nước ta từ thế kỉ XI đến XV?

Trình bày và nhận xet tình hình giáo dục ở nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV.

  bởi Bo Bo 19/10/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • * Tình hình giáo dục ở nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV

    Nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các triều đại phong kiến nước ta trong các thế kỉ XI-XV quan tâm nhiều đến giáo dục. Nhà nước có nhiều chính sách, biện pháp phát triển giáo dục, tôn vinh người tài.

    - Thời Lý: Năm 1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập văn Miếu ở kinh thành Thăng Long.

    + năm 1075 Nhà Lý tổ chức kì thi quốc gia đầu tiên: "Minh kinh bác học" và "Nho học tam trường".

    - Thời Trần: Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn

    + Năm 1247: Nhà Trần đặt lệ lấy "Tam khôi", quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc và quan chức đến học.

    + Năm 1396: các kì thi được hoàn chỉnh

    + Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều tri thức tài giỏi cho đất nước như: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh.... Vị trí của Nho giáo nhờ vậy cũng được nâng cao hơn.

    - Thời Lê sơ: Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. Giáo dục Nho học thịnh đạt. Mở rộng Quốc tử giám... số người đi học tăng gấp nhiều lần so với thời Lý - Trần... Các khoa thi được tổ chức đều đặn: cứ 3 năm có 1 kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài.

    + thời Lê Thánh Tông đã tổ chức 12 khoa thi Hội, có 50 người đỗ tiến sĩ... Những người đỗ tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được "vinh quy bái tổ".

    * Nội dung và tư tưởng giáo dục:

    - Nội dung giáo dục chủ yếu là Nho giáo, qua các sách Tứ như, Ngũ kinh...

    - Thi cử được tổ chức chặt chẽ... giáo dục khoa cử được các triều đại tổ chức để tuyển chọn quan lại và đặc biệt được coi trọng ở thời Lê sơ.

    * Nhận xét nền giáo dục nước ta đương thời

    - Tích cực: góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ dân trí của nhân dân ta đương thời, bồi dưỡng và đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước lúc bấy giờ.

    - Hạn chế: Nội dung giáo dục và thi cử chưa chú trọng đến khoa học tự nhiên và kĩ thuật nên không tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước.

      bởi võ huy dương 19/10/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF