OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn  

B. Do sản phẩm thủ công ngày càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước ngoài đến buôn bán  

C. Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao thương  

D. Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoà

  bởi Lê Nhi 13/01/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Dựa vào tình hình ngoại thương nước ta thế kỉ XVI đến XVIII để phân tích, đánh giá.

    Những nguyên nhân đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII bao gồm:

    - Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn

    - Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

    - Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.

    - Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây.

    => Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho ngoại thương nước ta phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVI đến XVIII là do: sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới và do chủ trương mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn. Nếu không có nhân tố này thì dù có điều kiện thuận lợi hoặc sản phẩm thủ công nghiệp đa dạng cũng khó có thể thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ. Đặt trong sự so sánh với tình hình nước ta trong thế kỉ XIX, nước ta vẫn có những nhân tố kể trên nhưng nhà nước lại thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” nên dẫn đến ngoại thương cũng vì thế mà khó phát triển được.

      bởi Lê Tấn Thanh 13/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF