OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu những biểu hiện chứng tỏ nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở nước ta vẫn tiếp tục phát triển trong các thế kỉ XVI – XVIII.

  bởi Hoàng giang 25/07/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Trong các thế kỉ XVI – XVIII, mặc dù đất nước có nhiều biến động, nhưng do nhiều điều kiện khác nhau nên nền kinh tế ở nước ta tiếp tục phát triển. Điều đó được thể hiện ở những mặt sau:

    –              Về nông nghiệp:

    + Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ sau sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại.

    + Ở Đàng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang, nhanh chóng mở rộng ruộng đồng. Diện tích ruộng đất cả nước tăng lên nhanh chóng. Nhân dân hai miền ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng. Không dừng lại ở các giống lúa cũ, nhân dân còn tìm cách nhân giống, tạo ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp vừa giúp cho bữa ăn thêm ngon, vừa cung cấp thóc gạo cho thị trường. Họ cũng trồng thêm khoai, sắn, ngô, đậu, dâu, bông, mía, đay… Kinh nghiệm “nước, phân, cần, Giống” được đúc kết thông qua thực tế sản xuất. Đặc biệt ở đất Nam Bộ, do đất đai, thời tiết thuận lợi, nhân dân đã sản xuất được nhiều thóc gạo phục vụ thị trường, nâng cao đời sống. Nghề trồng vườn với nhiều loại cây ăn quả ngon như dừa, xoài, dứa… khá phát triển. Đây cũng là giai đoạn gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến.

    + Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng… ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

    + Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm tranh sơn mài.

    + Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng… tăng lên ngày càng nhiều. Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

    + Ngành khai thác mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    –              về thương nghiệp:

    + Cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương được mở rộng hơn trước. Hầu hết các làng, các xã lớn ở vùng đồng bằng đều có chợ. Cá biệt ở một số” làng, hầu hết dân làng đều tham gia buôn bán trên thị trường. Tại các chợ, người ta mua bán đủ các thứ hàng, trong đó hàng nông phẩm và hàng thủ công là chủ yếu.

    + Trên đà phát triển của kinh tế hàng hóa, dần dần hình thành các luồng buôn bán, trao đổi thường xuyên giữa miền ngược và miền xuôi, miền duyên hải, hải đảo với nội địa, giữa các trung tâm kinh tế, thương mại lớn với các vùng nông thôn phụ cận. Đặc biệt, mối quan hệ buôn bán giữa nhân dân Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn được duy trì và mở rộng, bất chấp sự ngăn cấm của triều đình.

    + Mối quan hệ buôn bán truyền thống với các nước phương Đông, đặc biệt với Trung Quốc và Nhật Bản được duy trì và phát triển hơn trước. Thế kỉ XVII – XVIII, trên đất nước ta xuất hiện một lực lượng khá đông các kiều dân Trung Quốc, Nhật Bản định CƯ lâu dài và hoạt động buôn bán là chủ yếu.

    + Nhiều đô thị sầm uất xuất hiện như: Kinh Kì (Thăng Long), Phố Hiến, Thanh Hà (Hưng Yên), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh), Hội An (Quảng Nam)…

      bởi Bảo khanh 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF