OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính thể tích khí H2 ở đktc đã tham gia phản ứng khử các oxit kim loại nói trên

Khử hoàn toàn 32g hỗn hợp 2 oxit CuO và FexOy thì thu được 24g hỗn hợp 2 kim loại . Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại này bằng dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 4,48l khí H2 ở đktc . a, Xác định CTHH của oxit sắt. b, Tính thể tích khí H2 ở đktc đã tham gia phản ứng khử các oxit kim loại nói trên

  bởi Phan Thiện Hải 29/05/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • a)Theo đề bài ta có : nH2 = 4,48/22,4=0,2 (mol)

    Ta có PTHH :

    \(\left(1\right)CuO+H2-^{t0}\rightarrow Cu+H2O\)

    \(\left(2\right)FexOy+yH2-^{t0}\rightarrow xFe+yH2O\)

    Hỗn hợp kim loại thu được bao gồm Cu và Fe

    Mà Vì Fe không tác dụng được với H2SO4 loãng nên chỉ có P/ư giữa Fe và H2SO4 loãng

    Ta có PTHH 3 :

    Fe + H2SO4 \(\rightarrow\) FeSO4 + H2\(\uparrow\)

    0,2mol...............................0,2mol

    => mFe(trong-hh-kim-loại) = 0,2.56 = 11,2 (g) => nFe = 0,2 (mol)

    => mCu = 24 - 11,2 = 12,8 (g) => nCu = 0,2 (mol)

    Theo PTHH 1 : nCuO = nCu = 0,2 (mol) => mCuO = 0,2.80 = 16 (g)

    => mFexOy = 32- 16 = 16 (g)

    Ta có :

    mFexOy = mFe + mO = MFe.x + MO.y

    => mO = 16 - 11,2 = 4,8 (g)

    => nO = 0,3 (mol)

    Ta có : nFe = 0,2 ; nO = 0,3

    => \(\dfrac{x}{y}=\dfrac{nFe}{nO}=\dfrac{0,2}{0,3}=\dfrac{2}{3}\) => x = 2; y = 3

    Vậy CTHH của oxit sắt là Fe2O3

    b) Theo PTHH 1 và 2 ta có :

    nH2(1) = nCu = 0,2 (mol)

    nH2(2) = nFe = 0,2 (mol)

    Thể tích của H2 dùng để khử 2 oxit là :

    \(VH2_{\left(\text{đ}ktc\right)}=\left(0,2+0,2\right).22,4=8,96\left(l\right)\)

    Vậy............

      bởi Hung Phat Nguyen 29/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF