OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Xđ CTPT của A và tính V

Một chất vô cơ khan A tan trong nc, ko tạo kết tủa với \(CaCl_2\) nhưng khi thêm dung dịch HCl thì tạo ra chất khí B 0 màu, 0 mùi, 0 cháy.

Lấy m gam chất A nung đến khối lượng 0 đổi, thu đc hỗn hợp khí C và 2,12 gam chất rắn D. Hòa tan hết D vào dung dịch HCl thấy bay ra V lít B ở đktc. Cho C lần lượt qua bình 1 đựng 40gam dung dịch H2SO4 98% và bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau thí nghiệm có thấy bình 2 có 3,94 gam kết tủa.

a) tính m ?

b) Xđ CTPT của A và tính V ?

c) SAu thí nghiệm, lấy 10,09 gam dung dịch ở bình 1 cho t/d với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo thành kết tủa E. Tính khối lượng E ?

(Hóa trị của các ng tố trong A luôn luôn k đổi)

  bởi Mai Trang 23/07/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • (Hóa trị của các ng tố trong A luôn luôn k đổi)

    A là hợp chất vô cơ, khi tác dụng với HCl thì tạo ra chất khí không màu, không mùi và không cháy.

    => Khí đó phải là \(CO_2\)

    Như vậy, ta có: A là chất vô cơ khan, tan trong nước, tác dụng với dung dich \(HCl\) giải phóng khí \(CO_2\)và không tạo kết tủa với \(CaCl_2\)

    \(\Rightarrow\)Đặt \(CTTQ\) của \(A\)\(M(HCO_3)_n\)

    Khi nung A đến khối lượng không đổi thì:

    \(2M\left(HCO_3\right)_n-t^o->M_2\left(CO_3\right)_n+nCO_2+nH_2O\)\((1)\)

    Vì A là chất tan được trong nước

    \(=> \) Khi nung A đến khối lượng không đổi, ta chỉ thu được muối \(M_2(CO_3)_n\)

    Hỗn hợp khí C là: \(\left\{{}\begin{matrix}CO_2\\H_2O\left(hơi\right)\end{matrix}\right.\)

    2,12 gam chất rắn D thu được sau phản ứng là: \(M_2(CO_3)_n\)

    \(M_2(CO_3)_n+2nHCl--->2MCl_n+nCO_2+nH_2O\)\((2)\)

    Khí B là: \(CO_2\)

    Khi cho C qua bình 1 đựng 40gam dung dịch H2SO4 98%

    Thì \(H_2O\) bị giữ lại trong bình.Khí CO2 thoát ra khỏi bình 1.

    Tiếp tục dẫn qua bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì:

    \(CO_2+Ba(OH)_2--->BaCO_3+H_2O\)\((3)\)

    \(nBaCO_3=0,02(mol)\)

    Theo (3) \(nCO_2=0,02(mol)\)

    Theo (1) \(nM_2(CO_3)_n=\dfrac{0,02}{n}(mol)\)

    \(\Rightarrow M_{M_2\left(CO_3\right)_n}=\dfrac{2,12}{0,02}.n=106n\)\((g/mol)\)

    \(\Leftrightarrow2M+60n=106n\)

    \(\Leftrightarrow2M=64n\)

    \(\Leftrightarrow M=23n\)

    Khi \(n=1=>M=23(Na)\)

    \(n=2=>M=46(loại)\)

    \(n=3=>M=69(loại)\)

    Vậy \(M:Na\)\(n=1\)

    \(=>CTPT\) của A: \(NaHCO_3\)

    Theo (1) \(nNaHCO_3=\dfrac{0,02}{n}=0,02(mol)\)

    \(\Rightarrow m=m_{NaHCO_3}=1,68\left(g\right)\)

    Theo (2): \(nCO_2=0,02(mol)\)

    \(\Rightarrow V=V_{CO_2}=0,448\left(l\right)\)

    \(c)\)

    Theo (1): \(nH_2O=0,02(mol)\)

    \(=>mH_2O=0,36(g)\)

    \(m_{H_2SO_4}=\dfrac{98.40}{100}=39,2\left(g\right)\)

    Sau khi thêm H2O vào thì \(mH_2SO_4\)trong dung dich không thay đổi

    \(m dd H_2SO_4=40+0,36=40,36(g)\)

    \(=>C\%H_2SO_4\left(sau\right)=\dfrac{39,2.100}{40,36}=97,1258672\%\)

    Khi lấy 10,09 gam dung dịch ở bình 1 cho t/d với dung dịch BaCl2 dư thì:

    \(BaCl_2+H_2SO_4--->BaSO_4+2HCl\)\((4)\)

    \(mH_2SO_4=\dfrac{97,1258672.10,09}{100}=9,8\left(g\right)\)

    \(=>nH_2SO_4=0,1\left(mol\right)\)

    Kết tủa E sau phản ứng là BaSO4

    Theo (4): \(nBaSO_4=0,1(mol)\)

    \(=>mBaSO_4=23,3(g)\)

    P/s: Thông báo bị trôi :))

      bởi Nguyên Ngọc 23/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF