OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính thể tích của dung dịch AgNO3

Hỗn hợp bột A gồm Fe và Mg có khối lượng 2.72g được chia làm hai phần bằng nhau:
Phần I: Cho vào 400ml dung dịch CuSO4 a(M). Cho dd NaOH dư vào dd C thu được kết tủa. Nung chất kết tủa trong kk đến khối lượng ko đổi cân đc 1,2g chất rắn D. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A và tính a ?
Phần II: Cho tác dụng với V ml dung dịch AgNO3 0,1 M. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn E có khối lượng 3,36g. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong chất rắn E. Tính thể tích của dung dịch AgNO3.

  bởi Đào Lê Hương Quỳnh 21/07/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • *) Xét phần I : \(m_{\left(Mg+Fe\right)}=2,72:2=1,36\left(g\right)\)

    - Trường hợp 1 : Một nửa hỗn hợp A phản ứng hết với \(CuSO_4\)

    Thứ tự phản ứng xảy ra :

    \(Mg+CuSO_4\rightarrow MgSO_4+Cu\downarrow\)

    \(Fe+CuSO_4\rightarrow FeSO_4+Cu\downarrow\)

    => Dung dịch C gồm có : \(FeSO_4,MgSO_4,CuSO_4\). Chất rắn B là Cu (có khối lượng là 1,84g).

    Cho dung dịch C + dd NaOH \(\rightarrow\) kết tủa \(Fe\left(OH\right)_2,Mg\left(OH\right)_2,Cu\left(OH\right)_2\)

    \(MgSO_4+2NaOH\rightarrow Mg\left(OH\right)_2\downarrow+Na_2SO_4\)

    \(FeSO_4+2NaOH\rightarrow Fe\left(OH\right)_2\downarrow+Na_2SO_4\)

    \(CuSO_4+2NaOH\rightarrow Cu\left(OH\right)_2\downarrow+Na_2SO_4\)

    Khi nung kết tủa :

    \(Mg\left(OH\right)_2\rightarrow\left(t^0\right)MgO+H_2O\)

    \(4Fe\left(OH\right)_2+O_2\rightarrow\left(t^0\right)2Fe_2O_3+4H_2O\)

    \(Cu\left(OH\right)_2\rightarrow\left(t^0\right)CuO+H_2O\)

    Oxit tương ứng sau khi nung trong không khí là \(Fe_2O_3,MgO,CuO\) có khối lượng là 1,2g < 1,36g, Vậy A chưa phản ứng hết.

    - Trường hợp 2 : Một nửa hh A phản ứng chưa hết với \(CuSO_4\).

    Giả thiết Mg pư chưa hết (mà Mg lại hoạt động hh mạnh hơn Fe) thì dung dịch \(CuSO_4\) phải hết và Fe chưa tham gia phản ứng.

    \(\Rightarrow\) Dung dịch C là \(MgSO_4\) và chất rắn D chỉ có MgO.

    \(Mg+CuSO_4\rightarrow MgSO_4+Cu\downarrow\)

    \(MgSO_4+2NaOH\rightarrow Mg\left(OH\right)_2\downarrow+Na_2SO_4\)

    \(Mg\left(OH\right)_2\rightarrow\left(t^0\right)MgO+H_2O\)

    => Số mol Mg phản ứng \(=n_{Cu}=n_{MgO}=1,2:40=0,03\left(mol\right)\)

    Chất rắn B gồm Cu,Fe,Mg còn dư.

    Nhưng ta thấy rằng \(m_{Cu-tạo-ra}=0,03\cdot64=1,92\left(g\right)>1,84\left(g\right)\), trái với điều kiện bài toán. Vậy Mg phải phản ứng hết và Fe tham gia một phần.

    Như vậy :

    Chất rắn B gồm có \(Cu,Fe\) còn dư.

    Dung dịch C gồm có \(MgSO_4,FeSO_4\)

    Chất rắn D gồm có MgO và \(Fe_2O_3\) có khối lượng là 1,2g.

    Đặt x,y là số mol Fe, Mg trong \(\dfrac{1}{2}\) hỗn gợp A và số mol Fe dư là z.

    Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}56x+24y=1,36\\\left(x-z\right)\cdot64+y\cdot64+56\cdot z=1,84\\160\cdot\left(x-z\right):2+40y=1,2\end{matrix}\right.\)

    Giải hpt trên ta được x = 0,02 ; y = 0,01 ; z = 0,01.

    Nên %Fe = 82,35% và %Mg = 17,65%.

    Số mol của \(CuSO_4=0,02\left(mol\right)\)

    => \(a=\dfrac{0,02}{0,4}=0,05M\)

    *) Xét phần 2 : Một nửa hỗn hợp A có khối lượng là 1,36g.

    Độ tăng của khối lượng chất rắn = 3,36 - 1,36 = 2(g)

    Giả thiết Fe chưa pư :

    \(Mg+CuSO_4\rightarrow MgSO_4+Cu\downarrow\)

    \(MgSO_4+2NaOH\rightarrow Mg\left(OH\right)_2\downarrow+Na_2SO_4\)

    \(Mg\left(OH\right)_2\rightarrow\left(t^0\right)MgO+H_2O\)

    Ta có số mol Mg phản ứng bằng :

    \(2:\left(2\cdot108-24\right)=0,0104\left(mol\right)>n_{Mg}\) trong phần 1.

    Như vậy Fe đã tham gia pư và Mg đã phản ứng hết.

    \(m_{rắn-do-Mg-sinh-ra}=0,01\cdot\left(2\cdot108-24\right)=1,92\left(g\right)\)

    \(m_{rắn-do-Fe-sinh-ra}=2-1,92=0,08\left(g\right)\)

    \(n_{Fe-phản-ứng}=0,08:\left(2\cdot108-56\right)=0,0005\left(mol\right)\)

    \(n_{Fe-dư}=0,02-0,0005=0,0195\left(mol\right)\)

    Vậy chất rắn E gồm có Fe còn dư và Ag được sinh ra sau phản ứng.

    \(m_{Fe}=0,0195\cdot56=1,092\left(g\right)\)

    Nên \(\%Fe=\dfrac{1,092}{3,36}\cdot100\%=32,5\%\)

    \(\%Ag=100\%-32,5\%=67,5\%\)

    Tổng số mol \(AgNO_3\) đã phản ứng :

    \(n_{AgNO_3}=\left(0,01+0,0005\right)\cdot2=0,021\left(mol\right)\)

    Thể tích dung dịch \(AgNO_3\) đã dùng :

    \(V_{dd}=\dfrac{0,021}{0,1}=0,21\left(l\right)\)

      bởi Linh Zang Nguyen 21/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF