OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính phân tử khối của các chất

1.Tính phân tử khối của các chất sau:

a)Hcl,Cuo,H2SO4,NH3

b)CO2,O2,Cl2,H2

c)HNO3,Cu(OH)2,NaOH

d)Ba(OH)2

SO2

2.Xác định hóa trị của các chất sau:

a)Feo,Cuo,No2o,Co2

b)H2O,Cu(OH)2,NH3,Hcl

 

 

  bởi Bình Nguyen 09/12/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Bài 1: Tính phân tử khối của các chất sau:

    a) PHân tử khối của \(HCl\) là: \(1+35,5=36,5\left(đvC\right)\)

    Phân tử khối của \(CuO\) là: \(64+16=80\left(đvC\right)\)

    Phân tử khối của \(H_2SO_4\) là: \(2.1+32+4.16=98\left(đvC\right)\)

    Phân tử khối của \(NH_3\) là: \(14+3.1=17\left(đvC\right)\)

    b) Phân tử khối của \(CO_2\) là: \(12+2.16=44\left(đvC\right)\)

    Phân tử khối của \(O_2\) là: \(2.16=32\left(đvC\right)\)

    Phân tử khối của \(Cl_2\) là: \(2.35,5=71\left(đvC\right)\)

    Phân tử khối của \(H_2\) là: \(2.1=2\left(đvC\right)\)

    c) Phân tử khối của \(HNO_3\) là: \(1+14+3.16=63\left(đvC\right)\)

    Phân tử khối của \(Cu\left(OH\right)_2\) là: \(64+2\left(16+1\right)=98\left(đvC\right)\)

    Phân tử khối của \(NaOH\) là: \(23+16+1=40\left(đvC\right)\)

    d) PHân tử khối của \(Ba\left(OH\right)_2\) là: \(137+2\left(16+1\right)=171\left(đvC\right)\)

    Phân tử khối của \(SO_2\) là: \(32+2.16=64\left(đvC\right)\)

    Bài 2: Xác định hóa trị của các chất sau:

    a) *)Gọi hóa trị của \(Fe\)\(a\)

    Đồng thời hóa trị của \(O\) được xác định là II

    Ta có quy tắc tính hóa trị: \(x.a=y.b\)

    => \(1.a=1.II\Rightarrow a=II\)

    Vậy hóa trị của \(Fe\) là: \(II\)

    *) Gọi hóa trị của \(Cu\)\(a\)

    Dựa vào quy tắc tính hóa trị: \(x.a=y.b\)

    => \(1.a=1.II\Rightarrow a=II\)

    Vậy hóa trị của \(Cu\) là: \(II\)

    *) Gọi hóa trị của \(Na\)\(a\)

    Dựa vào quy tắc tinh hóa trị: \(x.a=y.b\)

    => \(2.a=1.II\Rightarrow a=I\)

    Vậy hóa trị của \(Na\) là : \(I\)

    *) Gọi hóa trị của \(C\) là : \(a\)

    Dựa vào quy tắc tính hóa trị: \(x.a=y.b\)

    => \(1.a=2.II\Rightarrow a=IV\)

    Vậy hóa trị của \(C\) là: \(IV\)

    b) *) Như ta được biết thì \(O\) được xác định là hóa trị \(II\)\(H\) hóa trị \(I\)

    *) Gọi hóa trị của \(Cu\) là a.

    Ta có hóa trị của \(OH\)\(I\)

    Dựa vào quy tắc tính hóa trị: \(x.a=y.b\)

    => \(1.a=2.I\Rightarrow a=II\)

    Vậy hóa trị của \(Cu\)\(II\)

    *) Gọi hóa trị của \(N\)\(a\)

    Dựa vào quy tắc tính hóa trị: \(x.a=y.b\)

    => \(1.a=3.I\Rightarrow a=III\)

    Vậy hóa trị của \(N\)\(III\)

    *) Gọi hóa trị của \(Cl\)\(b\)

    Dựa vào quy tắc tính hóa trị: \(x.a=y.b\)

    => \(1.I=1.b\Rightarrow b=I\)

    Vậy hóa trị của \(Cl\)\(I\)

      bởi Thăng Long long 09/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF