OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi lấy lá sắt ra.

 Hòa tan hoàn toàn m gam CuO trong 122,5 gam dung dịch H2 SO4 loãng có nồng độ C%. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Ngâm 1 lá sắt vào dung dịch X không thấy khí bay ra và khi dung dịch X không còn màu xanh, người ta Lấy lá sắt ra rửa nhẹ, sấy khô, cân lại thấy khối lượng lá sắt tăng 2 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và toàn bộ Cu sinh ra đều bám trên lá sắt.
a) Tính m và C.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi lấy lá sắt ra.

  bởi Mai Trang 04/04/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • a) Khi ngâm lá sắt vào dung dịch X thì không thấy khí thoát ra nên Cuo và H2SO4 phản ứng vừa đủ với nhau .

              \(CuO+H_{2^{ }_{ }}SO_{4_{ }}\rightarrow CuSO_{4_{ }}+H_2O\left(1\right)\)

    Khi dung dịch X không còn màu xanh thì CuSO4 đã phản ứng hết

             \(CuSO_4+Fe\rightarrow FeSO_{4_{ }}+Cu\left(2\right)\)

    Theo phản ứng (1) và (2) 

    \(n_{Cuo}=n_{H_2SO_4}=n_{CuSO_4}=n_{Cu}=\frac{2}{64-56}=0,25\left(mol\right)\)

    Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4

    \(C\%_{H_2SO_4}=\frac{0,25.98}{122,5}.100\%=20\%\Rightarrow C=20\)

    b) Khối lượng của dung dịch sau phản ứng:

    \(m_{dd}=m_{CuO}+m_{ddH_2SO_4}-\left(m_{Cu}-m_{Fe}\right)=20+122,5-2=140,5\left(g\right)\)

    Theo phản ứng (2) :

    \(n_{FeSO_4}=n_{Cu}=0,25\left(mol\right)\Rightarrow m_{FeSO_4}=0,25.152=38\left(g\right)\)

    Nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi lấy sắt ra là:

    \(C\%_{FeSO_4}=\frac{38}{140,5}.100\%=27,05\%\)

      bởi Huệ Nguyễn 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF