Nêu ra các cách cân bằng phương trình hóa học được không ?
Các bạn có thể nêu ra các cách cân bằng phương trình hóa học được không ??? 11 cách nhé .
Help me , mik cần nó để giải một số bài tập . giúp ,mik nha mn
Câu trả lời (1)
-
Có rất nhiều cách để cân bằng một PTHH, sau đây tôi xin đưa cho bạn một số phương pháp cân bằng PTHH để bạn tham khảo:
1. Phương pháp " chẵn-lẻ"
Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.
Ví dụ: FeS2 + O2 –> Fe2O3 + SO2
Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxi là chẵn nhưng trong Fe2O3 có số nguyên tử oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại.
2Fe2O3 –> 4FeS2 –> 8SO2 + 11O2
Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được:
4FeS2 + 11O2 –> 2Fe2O3 + 8SO2
Phương pháp trên thường dùng để cân bằng một số PTHH đơn giản
2. Phương pháp nguyên tử nguyên tố :
Đây là một phương pháp khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, C12, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng H2 + O2 –> H2O
Ta viết: H + O –> H2O
Để tạo thành 1 phân tử H2O cần 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O:
2H + O –> H2O
Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 1 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử H2O.
Do đó: 2H2 + O2 –> 2H2O
3. Phương pháp đại số:
Đặt hệ số là các ẩn trước các chất. Từ đó áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố trước và sau phản ứng để giải các hệ phương trình nhiều ẩn. Từ đó tìm ra các giá trị ẩn là các hệ số cần tìm
Phương pháp này rất tốn thời gian, đòi hỏi bạn phải biết biến đổi và giải phương trình.
4. Phương pháp "HỆ SỐ CÂN BẰNG" :
Bước 1: Đưa hệ số là các số nguyên hay phân số vào trước công thức các hợp chất sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở 2 vế của phương trình bằng nhau.
PTHH: P +O2 = P2O5
Bước 2: Giữ nguyên phân số hoặc khử mẫu để được phương trình hoàn chỉnh.Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng sau:
PTHH: 4P + 5O2 = 2P2O5
Cách làm: Đưa hệ số 2 vào trước P, hệ số 5/2 vào trước O2, giữ nguyên hệ số của P2O5và quy đồng mẫu số chung là 2, ta được phương trình hoàn chỉnh.
5. Phương pháp hoá trị :
Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.
Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:
+ Xác định hóa trị tác dụng:
II – I III – II II-II III – I
BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> BaSO4 + FeCl3
Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:
II – I – III – II – II – II – III – I
Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:
BSCNN(1, 2, 3) = 6
+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:
6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6
Thay vào phản ứng:
3BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> 3BaSO4 + 2FeCl3
Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.
6. Phương pháp cân bằng theo trình tự kim loại - phi kim:
Theo phương pháp này đầu tiên cân bằng số nguyên tử kim loại, sau đến phi kim và cuối cùng là H, sau cùng đưa các hệ số đã biết để cân bằng nguyên tử O.
Ví dụ 1. NH3 + O2 ---> NO + H2O
Phản ứng này không có kim loại, nguyên tử phi kim N đã cân bằng. Vậy ta cân bằng luôn H:
2NH3 ---> 3 H2O (Tính BSCNN, sau đó lấy BSCNN chia cho các chỉ số để được các hệ số)
+ Cân bằng N: 2NH3 ---> 2NO
+ Cân bằng O và thay vào ta có: 2NH3 + 5/2O2 ---> 2NO + 3 H2O Cuối cùng nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất: 4NH3 + 5O2 ---> 4NO + 6 H2O
Ví dụ 2. CuFeS2 + O2 ---> CuO + Fe2O3 + SO2
Hoàn toàn tương tự như trên. Do nguyên tử Cu đã cân bằng, đầu tiên ta cân bằng Fe, tiếp theo cân bằng theo thứ tự Cu ---> S ---> O rồi nhân đôi các hệ số:
4CuFeS2 + 13O2---> 4CuO + 2Fe2O3 + 8SO2
7. Phương pháp cân bằng electron
*Nguyên tắc: dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho phải bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
Các bước cân bằng:- Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng với các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.
- Bước 2: Viết các quá trình: khử (cho electron), oxi hóa (nhận electron).
- Bước 3: Cân bằng electron: nhân hệ số để Tổng số electron cho = tổng số electron nhận. (tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng). o Bước 4: Cân bằng nguyên tố không thay đổi số oxi hoá, thường theo thứ tự
+ Kim loại (ion dương).
+Gốc axit (ion âm).
+ Môi trường (axit, bazơ).
+ Nước (cân bằng H2O để cân bằng hiđro).
- Bước 5: Kiểm tra lại số nguyên tử oxi ở hai vế (phải bằng nhau)
*Lưu ý: Khi viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử của từng nguyên tố, cần theo đúng chỉ số qui định của nguyên tố đó.
Vd: Fe + H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
bởi Nguyễn Hải Triều 19/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Xác định công thức hoá học của hợp chất A. Biết trong A có 2 nguyên tử là N và O tỉ lệ khối lượng của N: O 1,71429
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Lâp phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử phân tử của các chất trong phản ứng sau
SO2 + O2 —> SO3
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
Giúp mình với
Tìm công thức hóa học của khí A. Biết tỉ khối A so với khí hidro là 8 lần. Trong A có 75% C và 25% H.
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Giúp vs ạa
Xác định thành phần theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất AlCl3, KNO3, CaSO4
14/12/2022 | 1 Trả lời
-
Hóa 8 ét ô ét
Hỗn hợp A gồm FeO và Fe3O4 . Dùng khí H2 để khử hoàn toàn 37,6 gam A thì thu được 28 gam chất rắn B. Tính % các chất trong A.
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đốt một miếng kim loại sắt ngoài không khí. Hỏi khối lượng của miếng kim loại sẽ thay đổi như thế nào so với trước khi đốt?
A. Tăng lên
B. Giảm đi
C. Không thay đổi
D. Không thể xác định chính xác
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giúp với gấp ạaaa
Lập công thức hóa học tạo bởi phần trăm khối lượng C bằng 75%, phần trăm khối lượng H bằng 25%, khối lượng mol của hợp chất bằng 16 g/mol.
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bài 1: Hòa tan 30 (g) đường vào 150(g) nước ở nhiệt độ 20oC được dung dịch bão hòa:
a) Xác định độ tan (S) của NaCl ở nhiệt độ đó
b) Tính nồng độ % của dung dịch thu được
Bài 2: Hòa tan 50 (g) NaCl vào 200(g) nước ở nhiệt độ 20oC được dung dịch bão hòa:
a)Xác định độ tan (S) của NaCl ở nhiệt độ đó
b)Tính nồng độ % của dung dịch thu được
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Câu 1: Lập các PTHH theo các sơ đồ phản ứng sau:
a/ Fe + ? -----> FeCl3 b/ CO + Fe2O3 ------> Fe + CO2
c/Na + H2O ------> NaOH + H2 d/ Al(OH)3 ------> Al2O3 + H2O
e/ Al + ? ------> Al2(SO4)3 + Cu g/ Al2(SO4)3 + NaOH ------> Al(OH)3 + Na2SO4
Câu 2: Hãy tính:
a/ Thể tích ở 200C và 1atm của: 0,2 mol CO; 8 g SO3 ; 3.1023 phân tử N2
b/ Khối lượng của: 0,25mol Fe2O3; 0,15mol Al2O3 ; 3,36 lit khí O2 (đktc)
c/ Số mol và thể tích của hỗn hợp khí(đktc) gồm có: 8g SO2 ; 4,4g CO2 và 0,1g H2
Câu 3: Lập các PTHH theo các sơ đồ sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng.
a) Cu(OH)2 + Fe(NO3)3 -------> Cu(NO3)2 + Fe(OH)3
b) Cu(NO3)2 + Zn -------> Zn(NO3)2 + Cu
Câu 4: Khí X có tỉ khối đối với khí oxi là 0,5.Biết rằng X tạo bởi 75% khối lượng là C, còn lại là H. Hãy xác định CTHH của X.
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Cho Na tác dụng với H2O thu được xút NaOH và khí H2. Viết phương trình hoá học.
25/12/2022 | 1 Trả lời
-
1. Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp. Lấy VD?
2. Công thức hóa học của đơn chất và hợp chất?
3. Neu quy tắc hoa trị? Viết quy tắc cho công thức Ax,Bx? Lập CTHH của hợp chất theo hoá trí
4 Hiện tượng vật lý ?Hiện tượng hóa học?
5. Phản ứng hóa học là gi? Điều kiện xảy ra phản ứng? Dấu hiệu phản ứng?
6. Định luật bảo toàn khối lượng
7. Các bước lập phương trình hóa học?
8. Định nghĩa: mol, thể tích mol, khối lượng mol, tỉ khối chất khí
9. Viết công thức: chuyển đổi giữa lượng chất, chết khi A với khi B và với không khí?25/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bài 1: Trộn 200ml dung dịch MgCl2 0,5M với 300ml dung dịch NaOH 1M phản ứng vừa đủ. Sau phản ứng lọc kết tủa nung đến khối lượng khụng đổi được m gam chất rắn.
a) Viết pt phản ứng hóa học
b) Tính m
c) Tính Cm của các chất có dung dịch sau khi lọc kết tủa ( coi V không đổi )
Bài 2: Trộn 40ml dung dịch có chứ 16g CuSO4 với 60ml dung dịch có chứ 12g NaOH
a) Viết pt phản ứng xảy ra
b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng
c) Tính nồng độ mol các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng, cho rằng thể tích của dd thay đổi không đáng kể
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đốt cháy hết 64g đồng cần 32 gam khí oxi tạo ra b gam đồng oxi. Giá trị của b là?
28/12/2022 | 2 Trả lời
-
Ôn cuối kì
Trong 0,2 mol nguyên tử Fe có chứa bao nhiêu nguyên tử Fe?
31/12/2022 | 2 Trả lời
-
Làm bài này như nào vậy chỉ mình với?
Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hóa trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo ( ở đktc ) theo sơ đồ phản ứng :
R + Cl2 ---> RCl
a) Xác định tên kim loại R
b) tính khối lượng hợp chất tạo thành
27/01/2023 | 0 Trả lời
-
Cho 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hoàn toàn với H2SO4, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc.
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng muối tạo thành.
c) Tính khối lượng H2SO4 cần dùng.
ĐANG GẤP Ạ!!!
02/02/2023 | 0 Trả lời
-
Hòa tan hết m (gam) kim loại Bari trong dung dịch Ba(OH)2 8,55% thì thu được 400 gam dung dịch Ba(OH)2 34,2%. Tính giá trị của m.
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
Cho các chất sau: Na2O, SO2, ZnO, FeO, P2O5, Fe2O3, MgO, K2O, CO2, SO3, CuO. a) Hãy cho biết chất nào là oxit axit, chất nào là oxit bazơ? b) Gọi tên các oxit trên
25/02/2023 | 0 Trả lời
-
c1: nhận biết không khí màu h2,co2 khi trong hai lọ riêng biệt bị mất nhãn bằng phương pháp hóa học ?
c2:nếu đốt cháy toàn bộ thể tích khí h2 như trên trong bình chứa 11,2 lít khí oxi (đktc)
a) sau p/ứng chất nào còn dư?
b) tính khối lượng nước tạo thành ?
04/03/2023 | 0 Trả lời
-
Bài 14. Một bình chứa 11,2 lít (ở đktc) O2. Đốt cháy 2,7 gam Al trong bình, sau đó bỏ tiếp 1,2 gam C vào bình để đốt.
a) C cháy không? Tính khối lượng C còn lại trong bình (nếu có).
b) Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp khí sau phản ứng
05/03/2023 | 0 Trả lời
-
có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các chất khí Oxi, Hidro, Không khí em hãy nêu cách nhận biết các chất trên
07/03/2023 | 2 Trả lời
-
nêu hiện tượng,nhận xét , viết pthh cho dẫn khí hidro đi qua bột đồng(II) oxit, ở nhiệt dộ cao
11/03/2023 | 0 Trả lời
-
phân biệt phản ứng thế và phản ứng phân hủy cho ví dụ
14/03/2023 | 2 Trả lời
-
Xác định chất tan, dung môi và dung dịch trong các trường hợp sau:
a. 100ml nước với 100ml rượu.
b. 100ml nước với 50ml rượu.
c. 50ml nước với 100ml rượu.
Giúp em với ạ :<<
21/03/2023 | 0 Trả lời
-
nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi cho :
a) Zn +dung dịch HCl / H2SO4 loãng
b) Cu+ dung dịch HCl / H2SO4 loãng
c) Nung nóng KMnO4
d) Cho khí H2 qua CuO nung nóng
e) Đốt khí S trong bình oxygen
f) Thổi không khí vào dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong)
21/03/2023 | 0 Trả lời