OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hãy lấy một số ví dụ về phương trình hóa

hày lấy một số ví dụ về phương trinh hóa học

  bởi Hoai Hoai 05/07/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố:

    Đây là một phương pháp khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, C12, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.

    Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5

    Ta viết: P + O –> P2O5

    Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:

    2P + 5O –> P2O5

    Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.

    Do đó: 4P + 5O2 –> 2P2O5

    2. Phương pháp hóa trị tác dụng: (7)

    Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.

    Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:

    + Xác định hóa trị tác dụng:

    II – I III – II II-II III – I

    BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> BaSO4 + FeCl3

    Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:

    II – I – III – II – II – II – III – I

    Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:

    BSCNN(1, 2, 3) = 6

    + Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:

    6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6

    Thay vào phản ứng:

    3BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> 3BaSO4 + 2FeCl3

    Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.

    3. Phương pháp dùng hệ số phân số:

    Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.

    Ví dụ: P + O2 –> P2O5

    + Đặt hệ số để cân bằng: 2P + 5/2O2 –> P2O5

    + Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây nhân 2.

    2.2P + 2.5/2O2 –> 2P2O5

    hay 4P + 5O2 –> 2P2O5

    4. Phương pháp “chẵn – lẻ”:

    Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.

    Ví dụ: FeS2 + O2 –> Fe2O3 + SO2

    Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxi là chẵn nhưng trong Fe2O3 oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại.

    2Fe2O3 –> 4FeS2 –> 8SO2 ® 11O2

    Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được:

    4FeS2 + 11O2 –> 2Fe2O3 + 8SO2

    5. Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất:

    Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử.

    Ví dụ: Cu + HNO3 –>Cu(NO3)2 + NO + H2O

    Nguyên tố có mặt nhiều nhất là nguyên tố oxi, ở vế phải có 8 nguyên tử, vế trái có 3. Bội số chung nhỏ nhất của 8 và 3 là 24, vậy hệ số của HNO3 là 24 /3 = 8

    Ta có 8HNO3 –> 4H2O ® 2NO (Vì số nguyên tử N ở vế trái chẵn)

    3Cu(NO3)2 –> 3Cu

    Vậy phản ứng cân bằng là:

    3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    6. Phương pháp cân bằng theo “nguyên tố tiêu biểu”:

    Nguyên tố tiêu biểu là nguyên tố có đặc điểm sau:

    + Có mặt ít nhất trong các chất ở phản ứng đó.

    + Liên quan gián tiếp nhất đến nhiều chất trong phản ứng.

    + Chưa thăng bằng về nguyên tử ở hai vế.

    Phương pháp cân bằng này tiến hành qua ba bước:

    a. Chọn nguyên tố tiêu biểu.

    b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu.

    c. Cân bằng các nguyên tố khác theo nguyên tố này.

    Ví dụ: KMnO4 + HCl –> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

    a. Chọn nguyên tố tiêu biểu: O

    b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu: KMnO4 –> 4H2O

    c. Cân bằng các nguyên tố khác:

    + Cân bằng H: 4H2O –> 8HCl

    + Cân bằng Cl: 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2

    Ta được:

    KMnO4 + 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2 + 4H2O

    Sau cùng nhân tất cả hễ số với mẫu số chung ta có:

    2KMnO4 + 16HCl –> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

      bởi Trần Mạnh 05/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF