OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khi bạn ăn thức ăn, quá trình phân hủy thức ăn bắt đầu ngay từ lúc bạn nhai thức ăn và trộn lẫn nó với nước bọt. Thức ăn được nghiền và trộn lẫn với nước bọt sẽ tiếp tục đi xuống dạ dày. Ở đây, acid trong dạ dày sẽ có tác dụng làm phân hủy thức ăn để cơ thể có thể hấp thụ được các chất cần thiết trong thức ăn. Câu hỏi là tại sao acid trong dạ dày không làm phân hủy dạ dày?

  bởi Việt Long 25/07/2021
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Câu trả lời khá ngạc nhiên: acid trong dạ dày có làm phân hủy dạ dày. Bên trong dạ dày được phủ một lớp tế bào bảo vệ được gọi là epithelial cells (tế bào biểu mô). Các tế bào bảo vệ này sẽ sản sinh ra dịch nhày – một lớp protein dày bao phủ bên ngoài. Tuy vậy, lớp dịch nhày này không phải là cản trở quá khó khăn cho các acid nằm trong dạ dày. Trung bình với một người khỏe mạnh thì cứ một phút lại có khoảng 500.000 tế bào biểu mô trong dạ dày bị phá hủy bởi acid. Khoảng xấp xỉ 3 ngày thì toàn bộ lớp tế bào bên ngoài dạ dày sẽ được thay bằng các tế bào mới vì acid đã ăn hết các tế bào cũ.

    Đương nhiên dạ dày còn có một lớp thứ hai đằng sau lớp tế bào biểu mô để bảo vệ mình khỏi acid và chính lớp này là nơi sinh ra các tế bào biểu mô mới thay thế cho các tế bào biểu mô đã chết. Tuy vậy, nếu bạn ăn uống không khoa học thì rất có thể lớp tế bào thứ hai này cũng không bảo vệ nổi dạ dày của bạn khỏi acid và sẽ dẫn tới các bệnh về dạ dày. Nhẹ nhất là viêm loét dạ dày và nặng nhất là có thể dẫn tới ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu những năm 1990 của các nhà khoa học, bệnh loét dạ dày còn có thể gây ra bởi bạn ăn quá nhiều thức ăn có chứa gia vị cay nóng và/hoặc bạn bị stress nặng.

      bởi Tieu Giao 25/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF