OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Dựa trên cấu hình electron, cho biết vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

đề bài:

1.Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản là 60, trong hạt nhân số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử nguyên tố D có 11 electron p. Nguyên tử nguyên tố E có 4 electron và 6 electron độc thân

a) Dựa trên cấu hình electron, cho biết vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

b)So sánh và giải thích bán kính nguyên tử và ion A,A2+,D-

2.vẽ mô hình và cách tiến hành điều chế HCl bằng những hóa chất và dụng cụ đơn giản có sẵn trong phòng thí nghiệm sao cho an toàn. ghi rõ các các chú thích cần thiết

3.Sục khí Clo vào dung dịch NaOH loãng thu được dung dịch A , hòa tan I2 vào dung dịch NaOH loãng thu được dung dịch B(các thí nghiệm thực hiện ở nhiệt độ phòng)                                                   a)Viết phương trình hóa học của các phản ứng và rút ra nhận xét                                                                                                                 

b)Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho lần lượt dung dịch hỗn hợp Hcl và FeCl2, dung dịch Br2,H2O2 vào dung dịch A,(không có Clo dư)

  bởi Việt Hoàng Trịnh 11/11/2017
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • Bài 1:

    a) Xác định vị trí dựa vào cấu hình electron:

    \(2{Z_A} + {N_A} = 60\;;{Z_A} = {N_A} \Rightarrow {Z_A} = 20\)

    A là canxi (Ca), cấu hình electron của 20Ca : [Ar] 4s2

    Cấu hình của D là 1s22s22p63s23p5 hay [Ne] 3s2 3p5 ⇒ Y là Cl

    Theo giả thiết thì E chính là crom, cấu hình electron của 24Cr : [Ar] 3d5 4s1

     

    STT

     

    Chu kỳ nguyên tố

     

    Nhóm nguyên tố

     

    Ca

    20

    4

    IIA

    Cl

    17

    3

    VIIA

    Cr

    24

    4

    VIB

    b) Trật tự tăng dần bán kính nguyên tử:

    \({R_{C{a^{2 + }}}} < {R_{C{l^ - }}} < {R_{Ca}}\) 

    Bán kính nguyên tử tỉ lệ với thuận với số lớp electron và tỉ lệ nghịch với số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử đó.

    Bán kính ion Ca2+ nhỏ hơn Cl- do có cùng số lớp electron (n = 3), nhưng điện tích hạt nhân Ca2+ (Z = 20) lớn hơn Cl- (Z = 17). Bán kính nguyên tử Ca lớn nhất do có số lớp electron lớn nhất (n = 4).

      bởi Kim Ngan 11/11/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 2:

    Bạn tự chú thích nhé. dễ mà toàn đèn cồn, bình cầu, bình tam giác, ống dẫn khí, giá ống nghiệm

      bởi Suong dem 11/11/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 3: 

    a) Ở nhiệt độ thường:

              2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

              6NaOH + 3I2 → 5NaI + NaIO3 + 3H2O

    Trong môi trường kiềm tồn tại cân bằng : 3XO- ⇌ X- + XO

    Ion ClO- phân hủy rất chậm ở nhiệt độ thường và phân hủy nhanh khi đun nóng, ion IO- phân hủy ở tất cả các nhiệt độ.

    b) Các phương trình hóa học :

    Ion ClO- có tính oxi hóa rất mạnh, thể hiện trong các phương trình hóa học:

    - Khi cho dung dịch FeCl2 và HCl vào dung dịch A có khí vàng lục thoát ra và dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng nâu :

              2FeCl2 + 2NaClO + 4HCl → 2FeCl3 + Cl2  + 2NaCl + 2H2O

    - Khi cho dung dịch Br2 vào dung dịch A, dung dịch brom mất màu :

                Br2 + 5NaClO + H2O → 2HBrO3 + 5NaCl

    - Khi cho H2O2 vào dung dịch A, có khí không màu, không mùi thoát ra:

                H2O2 + NaClO → H2O + O2 + NaCl

      bởi Lê Tấn Thanh 11/11/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF