OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Đọc câu chuyện

Tháng 5/2021, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện N đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự “Tàng trữ hàng cấm" đối với bị cáo Lê Thị M sinh năm 1992. Ngày 20/11/2020, Lê Thị M trú tại xã T, huyện N một mình đi xe khách đến tỉnh Lạng Sơn để tìm mua pháo nổ về sử dụng trong dịp Tết. Đến biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn, M liên lạc với một người đàn ông và hỏi mua của người này hai thùng pháo nổ, với giá 12 triệu đồng, hẹn hôm sau đến lấy. Đúng hẹn sàng 21/11/2020, M quay lại nhận 2 thùng pháo cất giấu trong hai bao tải và trả tiền. Để tránh bị phát hiện M dùng vỏ bìa cát tông đựng bánh kẹo bọc bên ngoài hai thùng pháo, sau đó bắt xe khách mang số pháo mua được về nhà. Đến nhà M nhanh chóng đốt hai thùng cát tông bọc bên ngoài đi và đem giấu hai thùng pháo ở khu chăn nuôi lợn, không cho ai biết.

Ngày 03/01/2021, do lo lắng không yên, sợ mọi người phát hiện ra chỗ giấu pháo. M mang chỗ pháo đó di chuyển đến khu chuồng gà thì bị Công an huyện N tuần tra phát hiện bắt quả tang và thu giữ.

Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến chính sách của Nhà nước về quản lí kinh tế. Bị cáo biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, tàng trữ loại hàng hoá mà Nhà nước cấm, nhưng vẫn thực hiện, làm mất trật tự trị an tại địa phương, ảnh hưởng đến trật tự quản lí kinh tế nhà nước, gây dư luận xấu trong nhân dân. Vì vậy, phải đưa ra xử lí nghiêm minh trước pháp luật và có hình phạt tương xứng với tính chất, hành vi phạm tội của bị cáo. Khi lượng hình, xem xét đến tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả xảy ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo, Toà án nhân dân huyện N đã tuyên phạt bị cáo phạm tội “Tàng trữ hàng cấm” với mức hai năm sáu tháng tù giam, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm.

Tin tưởng rằng với những hình phạt thích đáng này bị cáo sẽ nhận ra lỗi lầm tích cực cải tạo. Đây cũng là bài học cho các bạn trẻ biết rõ hành vi của mình là vì phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện. 

a) Em hãy cho biết, trong câu chuyện trên, hành vi của M có phù hợp với pháp luật không. Vì sao? 

b) Hành vi xử phạt của Toà án nhân dân huyện N đối với M có phải là thực hiện pháp luật không? Nếu có thì đó là hình thức thực hiện pháp luật nào? Giải thích vì sao?

  bởi Ánh tuyết 30/10/2022
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Hành vi của M không đúng với pháp luật vì M không tuân thủ pháp luật.

    b) Hành vi xử phạt của Toà án nhân dân huyện N đối với M có phải là thực hiện pháp luật. Tòa án nhân dân huyện N thể hiện hình thức thực hiện pháp luật sử dụng pháp luật vì chỉ có cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới sử dụng pháp luật.

      bởi Hữu Trí 31/10/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

  • Ông H và con trai (16 tuổi) chạy xe ngược dương giao thông thổi phạt. Ông H cho rằng hai cha con ông không sai vì không thấy biển báo. Cảnh sát giao thông thổi phạt hai cha con ông H là đúng hay sai? Cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu để thổi phạt hai cha con ông H? Việc thổi phạt của Cảnh sát giao thông nhằm mục đích gì? giải hộ tớ ạ!!

    05/03/2023 |   0 Trả lời

  • Tìm hiểu và trình bày về 1 hoạt động đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền nơi em cư trú.

    05/04/2023 |   0 Trả lời

  • So sánh đặc điểm của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam

    13/04/2023 |   0 Trả lời

  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA

    Tại sao nói cơ chế thị trường đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế? Lấy ví dụ minh họa.

    29/10/2023 |   0 Trả lời

  • 1. Một trong những cơ chế kinh tế được các quốc gia vận dụng để điều hành nền kinh tế hiện nay đó là: 

    Acơ chế tự cung tự cấp

    B. cơ chế kế hoạch hóa tập trung

    C. cơ chế chỉ huy của chính phủ

    D. cơ chế thị trường

    2. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi các quan hệ kinh tế tự điều chỉnh theo yêu cầu của các quy luật kinh tế cơ bản được gọi là

    A. cơ chế quan liêu 

    B. cơ chế phân phối

    C. cơ chế thị trường

    D. cơ chế bao cấp

    30/10/2023 |   0 Trả lời

  • Nêu ví dụ về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

    05/11/2023 |   0 Trả lời

  • Câu 1: Hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

    A. Phổ thông, đầu phiếu.

    B. Đảm bảo tính pháp quyền.

    C. Bình đẳng và tập trung.

    D. Tự do, tự nguyện.

    Câu 2: Cơ quan nào ở Việt Nam thực hiện quyền tư pháp?

    A. Tòa án nhân dân.

    B. Thủ tướng chính phủ.

    C. Quốc hội.

    D. Ủy ban nhân dân.

    Câu 3: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức nào thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của đời sống xã hội?

    A. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

    D. Công đoàn Việt Nam.

    Câu 4: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị và giữ vai trò nào?

    A. Lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.

    B. Quản lý nhà nước và xã hội.

    C. Thực hiện chức năng tư pháp.

    D. Thực hiện chức năng hành pháp.

    Câu 5: Đâu không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?

    A. Quản lý xã hội bằng vận động tuyên truyền.

    B. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

    C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

    D. Thống nhất và kiểm soát quyền lực.

    Câu 6: Theo quy định pháp luật, căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?

    14/03/2024 |   1 Trả lời

NONE
OFF