OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tôn trọng lẽ phải là gì?

Giúp mình ms mai mình ktra 1 tiết

Câu 1:Tôn trọng lẽ phải là j ?Em hãy kể một tấm gương về tôn trọng lẽ phải .tìm môt số ca dao.

Câu 2:So sánh pháp luật và kỉ luật ?Nêu một số biện phápmà h/s cần rèn luyện ?

Câu 3:Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là j ?

  bởi Lan Ha 26/10/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (2)

  • Câu1:

    Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

    • Tấm gương về tôn trọng lẽ phải:

      Ngay từ thuở còn ấu thơ tôi đã được nghe những lời ru ngọt ngào:

      “Tháp Mười đẹp nhất bông sen,

      Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

      Vâng! Chủ tịch Hồ Chí Minh – một con người sinh ra từ chân lí – Người Việt Nam đẹp nhất. Người đã đi xa “Phòng lặng rèm buông tắt ánh đèn” nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Người đã trở thành bất tử. Người là kết tinh và toả sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi theo.

      Trong suốt cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của người cách mạng. Tư tưởng đạo đức của Người bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc đã được hình thành trong suốt chiều dài của lịch sử, kế thừa những tinh hoa đạo đức của nhân loại để lại. Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng Đảng ta dày công xây dựng, bồi đắp đó chính là “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”. Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông núi. Bởi lẽ con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước không phải là một đại lộ thẳng tắp, nó đầy chông gai và gian khổ, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mọi người, mọi thế hệ. Việc chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng là công việc làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, và toàn xã hội.

      Ngạn ngữ có câu. “Mọi việc bắt đầu từ lời nói”. Đại thi hào Gớt lại viết: “Khởi thủy là hành động”. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh lời nói luôn đi đôi với hành động, điều đó đã trở thành một nguyên tắc sống. Người không chỉ là nhà giáo dục đạo đức mà còn là biểu tượng cao đẹp của đạo đức. Gần nửa cuộc đời bôn ba tìm đường cứu nước, chịu bao đắng cay gian khổ, Người vẫn một lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, sống giản dị, thanh bạch, gần gũi yêu thương con người. Cuộc đời của Người, tấm lòng của Người với quê hương đất nước là câu chuyện sinh động nhất về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

      Trong vô vàn những mẫu chuyện về Người, tôi thực sự tâm đắc và thấm thía trước bài học đạo đức lớn về tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa của Người qua câu chuyện: “Tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu chuyện được kể theo lời kể của các đồng chí cảnh vệ của Bác gồm Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng – Hồng Nam in trong cuốn: “Những mẫu chuyện đạo đức của Bác Hồ”.

      Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng – Hồng Nam) phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.

      Một hôm, chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.

      Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:

      – Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.

      Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thông bật đèn xanh để xe qua.

    • Một số câu ca dao:

    • - Chí công vô tư.

    • - Luật pháp bất vị thân.
      - Tha kẻ gian, oan người ngay.
      - Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
      - Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.
      - Cầm cân nảy mực.
      - Bênh lí, không bênh thân.
      - Vay thì trả, chạm thì đền.
      - Làm người trông rộng nghe xa
      Biết luật biết lí mới là người tinh.
      - Thương em anh để trong lòng
      Việc quan anh cứ phép công anh làm.
      - Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
      - Đất có lề, quê có thói.
      - Nước có vua, chùa có bụt.
      - Ở quen thói, nói quen sáo.
      - Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
      - Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
      - Bề trên ở chẳng kỉ cương
      Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
      - Dột từ nóc dột xuống.
      - Nhà dột tại nóc.
      - Đục từ đầu sông đục xuống.
      - Tôn ti trật tự.

    • Câu 2:So sánh pháp luật và kỉ luật:

    • Pháp luật là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
    • Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động chặt chẽ của mọi người.
    • Một số biện pháp mà học sinh cần rèn luyện:
    • Thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.
    • Tham gia phát biểu, xây dựng bài.
    • Góp ý xây dựng kế hoạch trong những giờ sinh hoạt của lớp.
    • Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.
    • Câu 3:
    • Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của cá dân tộc, tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc.
      bởi Cao Trần Thảo Vy Vy 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 :

    - Tôn trọng lẽ phải là công nhận , ủng hộ , tuân thao và bảo vệ những điều đúng đắn ; biết điều chỉnh suy nghĩ , hành vi của mk theo hướng tích cực ; ko chập nhận và ko là theo những điều sai trái .

    - Chúng ta cần biết lắng nghe nhiều điều đúng và tôn trọng nó , ko nên làm điều mà mk thích .

    Câu 2 :

    - Vì tôn trọng người khác làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội , góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển .

    - Em cần : + Chấp hành tốt nội quy của nhà trường

    + Lắng nghe ý kiến của mọi người .

    Câu 3 :

    - Kỉ luật là những quy định chung của 1 cộng đồng hoặc của 1 tổ chức xã hội ( nhà trường , cơ sở sản xuất , ...) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng , hiệu quả trong công việc .

    - Biện pháp :+ Thực hành nghiêm chỉnh , chấp hành kỉ luật của nhà trường , nhà nước .

    + Tránh xa các tệ nạn xã hội .

    + Giusp đỡ các cơ quan có trách nhiệm .

    + Phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật .

    + Thực hiện nếp sống văn hóa lành mạnh .

    Chúc bạn học tốt nhé

      bởi Phong nguyen Nguyen 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF