OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Quy định của pháp luật về HIV/ AIDS là gì?

  bởi Nguyễn Trang 15/03/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Để hướng dẫn các quy định Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 trong đó quy định cụ thể về các vấn đề: Đối tượng áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV gồm người mua dâm, bán dâm, người nghiện chất dạng thuốc phiện, người nhiễm HIV, người có quan hệ tình dục đồng giới, người thuộc nhóm người di biến động và người có quan hệ tình dục với các đối tượng nêu trên; cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su và bơm kim tiêm sạch; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; kiểm tra, giám sát các hoạt động biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

      bởi Tô Dĩ Huyên 17/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

    1. Luật này quy định các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; việc chăm sóc, điều trị, hỗ trợ người nhiễm HIV và các điều kiện bảo đảm thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

    2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

    2. AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.

    3. Nhiễm trùng cơ hội là nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì bị nhiễm HIV.

    4. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

    5. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

    6. Hành vi nguy cơ cao là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi khác dễ làm lây nhiễm HIV.

    7. Phơi nhiễm với HIV là nguy cơ bị lây nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV.

    8. Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS là việc thu thập thông tin định kỳ và hệ thống về các chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS của các nhóm đối tượng có nguy cơ khác nhau để biết được chiều hướng và kết quả theo thời gian nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

    9. Giám sát trọng điểm HIV/AIDS là việc thu thập thông tin thông qua xét nghiệm HIV theo định kỳ và hệ thống trong các nhóm đối tượng được lựa chọn để theo dõi tỷ lệ và chiều hướng nhiễm HIV qua các năm nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

    10. Tư vấn về HIV/AIDS là quá trình đối thoại, cung cấp các kiến thức, thông tin cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và người được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV.

    11. Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người.

    12. HIV dương tính là kết quả xét nghiệm mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người đã được xác định nhiễm HIV.

    13. Nhóm giáo dục đồng đẳng là những người tự nguyện tập hợp thành một nhóm để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ những người có cùng cảnh ngộ.

    14. Nhóm người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình, thay đổi chỗ ở và nơi làm việc.

    15. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV.

    Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS

    1. Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.

    2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.

    3. Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

    4. Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

    Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV

    1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:

    a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;

    b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;

    c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;

    d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;

    đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;

    e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;

    b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết;

    c) Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV;

    d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 5. Trách nhiệm trong phòng, chống HIV/AIDS

    1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động về phòng, chống HIV/AIDS.

    2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS; tham gia và giám sát thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức, thực hiện phong trào hỗ trợ về vật chất, tinh thần đối với người nhiễm HIV.

    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

    4. Gia đình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

    Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS

    1. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong phòng, chống HIV/AIDS; phát triển các mô hình tự chăm sóc của người nhiễm HIV.

    2. Hỗ trợ sản xuất thuốc kháng HIV trong nước; thực hiện các biện pháp giảm giá thuốc kháng HIV.

    3. Khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức đào tạo và tuyển dụng người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ vào làm việc hoặc đầu tư nguồn lực vào phòng, chống HIV/AIDS.

    4. Huy động sự tham gia của toàn xã hội, sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong phòng, chống HIV/AIDS.

    5. Huy động và điều phối các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và tình hình dịch HIV/AIDS của đất nước trong từng giai đoạn.

    6. Hỗ trợ nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS.

    7. Hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế và bệnh nhân AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

    8. Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

    Điều 7. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS

    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.

    2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.

    3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.

    4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi địa phương mình.

    Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

    1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.

    2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.

    3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

    4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.

    5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.

    6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.

    7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.

    8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.

    9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.

    10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.

    11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.

    12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

      bởi Trần Thái Nhật 29/04/2021
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF