OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phát biểu cảm nghĩ của em về câu Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Đề 1 : Phát biểu cảm nghĩ của em về câu hỏi : " Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ".

Đề 2 : Tại nói " Người ta mất vài năm để học nói cần mất cả cuộc đời đề học cách lắng nghe ?

Đề 3 : Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : " Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" ?

Đề 4 : Nếu được lựa chọn một món quà duy nhất để tặng mẹ ngày sinh nhật, em quyết định tặng mẹ thứ gì ?

  bởi Lê Minh Hải 18/12/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • câu1.

    rong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói gói vàng” và lời khuyên; “ Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

    Trứơc hết, khi gói gọn những kinh nghiệm sống bao đời qua câu: “Lời nói gói vàng”, đó là cách nói so sánh để tôn vinh đề cao giá trị của lời nói. Lời nói như một vật quý giá “gói vàng”. Với câu nói ngắn gọn nhưng ai cũng có thể suy ra được giá trị quý báu của lời nói hằng ngày đáng giá như thế nào. Chính vì lời nói quý báu như vậy nên dân gian lại có câu khuyên ta: “Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người xữa đã thật sâu sắc. Họ đã khẳng định được sự tự nhiên, vốn có của lời nói đối với con người, để nhắc nhở chúng ta muốn giao tiếp có kết quả tốt thì phải biết chọn lọc cách nói; phải nói năng lễ độ, hoà nhã để tạo ra sự đoàn kết, thông cảm giữa những người giao tiếp.

    “Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người, lời nói không phải mua bán mới có được, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khac coi thường…

    Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu: “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Lời hay, ý đẹp sẽ tạo nên sự tin cậy, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lời nói tuy “không mất tiền mua”, nhưng lựa được lời hay, ý tốt để giao tiếp không phải là dễ mà phải học tập rèn luyện kiến thức ngôn ngữ và ý thức mới có được.

    Nội dung của hai câu nói trên mãi mãi có ý nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống giao tiếp nào. Hiểu được giá trị của lời nói và biết cách sử dụng nó chính là bí quyết thành công trong cuộc đời.

    Tham khảo thêm :

    *Bài văn ngắn:Cổ nhân vẫn dậy “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, lại có câu “lời nói gói vàng” suy cho cùng thì những người thiếu văn hóa họ là người phung phí ăn nói bừa bãi nhất.
    Chúng ta đang sống những năm đầu thế kỉ 21, nhiều nét đẹp văn hóa xã hội đang dần được khôi phục, duy trì theo nghi lễ tốt đẹp của dân tộc. Cần học cách đối nhân xử thế có văn hóa để từ mỗi gia đình, đến nhà trường và xã hội đều thấm nhuần tư tưởng của Đảng, xây dựng lối sống cao đẹp mình vì mọi người, mình vì tập thể. Đối với thế hệ trẻ nhà trường và đoàn thể là môi trường giáo dục tốt nhất để họ phát triển toàn diện từ nhân cách đến tri thức văn hóa, mà trước hết là giáo dục về lễ nghĩa.
    *Dàn ý:Mở bài:
    _ Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ … dùng lời nói…suy nghĩ, cảm xúc …
    _ Đó là những ý nghĩa…mà câu nói… gửi gắm…
    _ Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về…
    II. Thân bài:
    Đoạn luận 1:
    _ Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ…
    _ Mỗi người đều có thể nói ra điều mình muốn, điều đó gọi là…
    _ Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ
    diễn đạt cho phù hợp…
    _ Chẳng những thế, trong câu nói“Lời nói gói vàng”, lời nói còn được ví như vàng…một vật có giá trị về vật chất, đựơc nâng niu, gìn giữ,
    nghĩa là lời nói cũng…
    _ Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng định rằng nếu biết chỉnh chu lời nói…tôn trọng, yêu mến…đạt được tình cảm khi giao tiếp ….
    2. Đoạn luận 2:
    _ Sở dĩ, ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì…
    _ … lời nói thể hiện tác phong đạo đức lẫn như trình độ văn hóa của từng người…
    _ Nếu biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo …thu đựơc sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của …
    _ Ngược lại, nếu ăn nói quá thô lỗ … mất lòng mọi người, gây ra hiểu lầm…
    _ Thế mới biết, lời nói quả là …. vừa có thể có sức mạnh hơn cả thời gian…vừa có thể như con dao làm…
    _ Và đã có một lời nói làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong giao tiếp…Bác Hồ đã nói: “Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không?”…
    _ Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp…
    _ Ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới…
    _ Mặt khác, ở đời sẽ có những lời nói khó nghe, mất lòng người khác … có ý tốt, muốn ta sửa sai, thấy đựơc lỗi lầm của mình…đó là những “lời thật mất lòng”…
    _ Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai…xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt đẹp nào cả, đấy là những “lời thật mất lòng”của…
    _ Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc…sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng, khô khốc…
    _ Vì thế, mỗi ngày được sống, ta phải biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói…làm phong phí thêm cho nét đẹp văn hóa của nhân loại…
    3. Đoạn luận 3:
    _ Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói …kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, quát mắng…nhất là đối với…
    _ Và một điều nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nói, xem điều đó có phù hợp… tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”…
    _ Cần tránh lối nói cộc lốc, thô kệch … tạo ra định kiến xấu về ta.
    _ Cũng không nên sử dụng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ … mục đích giao tiếp là sự đồng tình quan điểm với người khác chứ không phải…
    _ Thế nên, ta cần luyện cho mìnhcách nói đúng cách, giản dị, sáng suốt…
    học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong giản dị trong lời nói, bài viết…
    _ Và trên hết, ta cần phải tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác, ngôn ngữ mạng, tiếng lóng khi giao tiếp bằng tiếng Việt vì nó làm hoen ố nét đẹp trong sáng của tiếng Việt và đây là…
    _ Vì thế, nếu biết “lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được…
    III. Kết bài:
    _ Nét đẹp ngôn ngữ …. Khuyênta rằng: lời nói có giá trị quyết định …
    _ Vì thế, để học tập những kinh nghiệm quý báu ấy, em sẽ…
    *Bài văn hoàn chỉnh:
    Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ con người biết sử dụng lời nói làm phương tiện giao tiếp với người khác, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đó là những ý nghĩa khái quát chung của câu nói “Lời nói gói vàng” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” muốn gửi gắm cho ta. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của hai câu nói trên trong cuộc sống.
    Để hiểu hai câu nói trên, ta phải hiểu được những từ ngữ mà nó chứa đựng.
    Thế lời nói là gì? Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng ngônngữ, một công cụ của loài người giúp cho ta có thể giao tiếp, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin…Mỗi người chúng ta có thể nói ra điều mình muốn, không cần một yếu tố nào tác động, vì thế lời nói “chẳng mất tiền mua”.
    Nếu lời nói đã “chẳng mất tiền mua” thì tanên “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp với vai vế của từng người, từng hoàn cảnh, từng sắc thái hoàn cảnh khác nhau. Chẳng những thế,ở câu nói “Lời nói gói vàng”, lời nói được ví như vàng, một vật có giá trị về vật chất, được nâng niu,gìn giữ, nghĩa là lời nói cũng quý giá như thế, cũng cần có sự cẩn thận trong khi sử dụng
    nó. Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng định nếu biết chỉnhchu lời nói thì ta sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến, xây dựngđược các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp và đạt được tình cảm, mục đích giao tiếp khi nói, không làm tổn thương người khác, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau, viết nên những cảm xúc, ấn tượng đẹp trong giao tiếp.Sở dĩ ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì lời nói vừa có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và cũng có thể hủy hoại nó. Nhất là trong kinh doanh hay ngoại giao, lời nói còn quyết định sự thành bại của cuộc đời ta và có thể là của cả một quốc gia.
    Ngoài ra, về giá trị tinh thần, lời nóithể hiện tác phong đaọ đức lẫn như trình độ văn hóa của từng
    người. Nếu ta biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ thu đượcsự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của đối tượng giao tiếp. Ngược lại, nếu ta ăn nói quá thô lỗ thì có thể gây mất lòng người khác hay gây ra những hiểu lầm khiến cho quan
    hệ giữa người với người trở nên căng thẳng hay xảy ra thù hận, căm ghét, hậu quả tai hại khó lường!
    Tuy thế, trong cuộc sống, có những lời nói có thể làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong khi giao tiếp, xóa tan khoảng cách giữa hai con người xa lạ với nhau.
    Giống như ở Quảng trường Ba Đình ngày 02 tháng 09 năm 1945, Bác Hồ đã nói: “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?” đã làm mọi người xúc động về ngôn từ gần gũi của vị lãnh tụ. Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật,
    sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp, lâng lâng theo từng nốt nhạc. Và ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới chiến tranh, lòng thù ghét giữa con người với nhau hay những vụ ẩu đả giữa những đấng trí thức có học.Mặt khác, ở đời có những
    lời nói khó nghe, làm mất lòng ta của những người thẳng tính nhưng họ chỉ có ý tốt là muốn ta sửa sai, thấy được lỗi lầm của mình, điều đó chân thành và đáng quý biết bao, đó là những “lời thật mất lòng”. Tuy thế, có nhữnglời ngọt ngào, êm tai, rất đựơc lòng ta, nhưng đó là những lời dối trá, xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt nào cả, đấy là những “lời ngọt chết ruồi” của những kẻ xảo quyệt, gian ngoa. Thế nên, trong lời nói cần có sự chân thành, không vị kỷ, không vụ lợi thì mới đạt
    được thành công trong giao tiếp. Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc thì đời sống tinh thần của con người sẽ rất nghèo nàn, thế giới sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnhlùng, sòng phẳng và khô khốc trong buồn tẻ. Vì thế, mỗi ngày được sống, ta hãy biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói, phù hợp với những đạo lý làm người, hướng tới ý nghĩa cao đẹp của lời nói để làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của nhân loại.Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói, ta cần phải biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, giậndữ, quát mắng, nhất là với những người thân yêu đối với ta.
    Và một điều rất quan trọng nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn thậntrước khi nói ra điều mình nghĩ, xem điều đó có phù hợp với sắc thái hoàn cảnh lúc ấy hay không để tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Cần tránh lối nói thô kệch, cộc lốc,hớ hênh, vô phép bởi những điều đó tạo ra định kiến xấu về phẩm chất của ta. Cũng không nên dùng
    những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ bởi mụch đích giao tiếp không phải là sự nể nang mà là sự đồng tình quan điểm, tình cảm của đối tượng giao tiếp . Như thế, ta cần phải luyện cho mình một kỹ năng nói đúng cách, giản dị, sáng suốt, bình tĩnh và phù hợp với những đạo đức xã hội. Điều này, ta nên học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong sống giản dị trong lời nói, bài viết, đời sống thường ngày và đời sống chính trị. Và trên hết, cần tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt, đây là lối sống không tốt đang được giới trẻ phổ biến. Vì thế, nếu biết “lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được tình cảm của mọi người, khẳng định được giá trị của bản thân. Đồng thời, nói năng bằng tiếng Việt thuần túy cũng
    là cách giữ gìn những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc.
    Nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam là ở dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trong câu nói: “Lời nói gói vàng” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, dân gian muốn khuyên ta rằng: lời nói có giá trị quyết định phẩm chất, đạo đức của con người ta và nhờ thế ta có được những mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp. Vì thế, để học tập những kinh nghiệm quý báu ấy, em sẽ bắt đầu rèn luyện cách đối đáp hay, ngắn gọn, rành mạch, lễ phép thông qua các họat động luyện nói trong bộ môn Ngữ văn, phát biểu trong lớp.
    *Bài văn hoàn chỉnh (Lời nói…lòng nhau):
    1. NGHỊ LUẬN VỀ CÂU TỤC NGỮ "LỜI NÓI CHẲNG MẤT TIỀN MUA, LỰA LỜI MÀ NÓI CHO VỪA LÒNG NHAU"


    Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.
    Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.
    Lại có một câu chuyện kể lại rằng:
    Ngày xưa có một ông vua nước Ai-cập gửi cho nhà hiền triết Bias một con vật vừa quý lại vừa hiếm để tế lễ các thần minh. Thế nhưng, ông vua này muốn chơi khăm nhà hiền triết một vố, bèn phán :
    - Sau khi cúng kiếng xong, ngươi phải trả lại cho ta cái gì vừa tốt nhất lại vừa xấu nhất nơi con vật quý hiếm ấy.
    Nhà hiền triết cũng không phải là tay vừa, bèn xẻo ngay cái lưỡi trao cho ông vua. Cử chỉ đó gián tiếp nói lên rằng :
    - Cái lưỡi là phần tốt nhất nếu biết sử dụng, nhưng đồng thời cũng là phần xấu nhất nếu không biết sử dụng.
    Đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
    Tục ngữ cũng đã có câu:
    “Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”.
    Hay :
    “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
    Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính -----, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… Nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
    Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
    Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. Được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “Lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy. Ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui Phục sinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “Cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. Để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc Lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” Khi ai mở miệng nói ngang Thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” Một tia lửa nhỏ sơ sơ Khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu Giữa ngàn thế sự đảo điên Có ai áp dụng lời khuyên bao giờ "Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" !
    *Bài văn hoàn chỉnh:
    Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói gói vàng” và lời khuyên; “ Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
    Trứơc hết, khi gói gọn những kinh nghiệm sống bao đời qua câu: “Lời nói gói vàng”, đó là cách nói so sánh để tôn vinh đề cao giá trị của lời nói. Lời nói như một vật quý giá “gói vàng”. Với câu nói ngắn gọn nhưng ai cũng có thể suy ra được giá trị quý báu của lời nói hằng ngày đáng giá như thế nào. Chính vì lời nói quý báu như vậy nên dân gian lại có câu khuyên ta: “Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người xữa đã thật sâu sắc. Họ đã khẳng định được sự tự nhiên, vốn có của lời nói đối với con người, để nhắc nhở chúng ta muốn giao tiếp có kết quả tốt thì phải biết chọn lọc cách nói; phải nói năng lễ độ, hoà nhã để tạo ra sự đoàn kết, thông cảm giữa những người giao tiếp.
    “Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người, lời nói không phải mua bán mới có được, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khac coi thường…
    Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu: “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Lời hay, ý đẹp sẽ tạo nên sự tin cậy, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lời nói tuy “không mất tiền mua”, nhưng lựa được lời hay, ý tốt để giao tiếp không phải là dễ mà phải học tập rèn luyện kiến thức ngôn ngữ và ý thức mới có được.
    Nội dung của hai câu nói trên mãi mãi có ý nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống giao tiếp nào. Hiểu được giá trị của lời nói và biết cách sử dụng nó chính là bí quyết thành công trong cuộc đời. .

    Chúng ta mất 2 năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học im lặng

    Câu chuyện 2 người đàn ông tranh cãi về phép toán 4×4 bằng 16 hay 17 khiến nhiều người phải suy ngẫm. Chỉ một câu chuyện đó thôi cũng đã đủ là một bài học lớn cho mỗi người, học cho mình cách sống, cách im lặng và cách lắng nghe.

    Ngày ta chập chững lò dò tập đi, ta được học nói. Gọi mẹ, gọi cha, đòi ăn, đòi chơi,…ta đặt câu hỏi, ta giãi bày lòng mình, ta chia sẻ học thức. Nhưng rồi, cái miệng cũng bắt đầu biết buông lời nói dối, lời cay đắng, lời nóng giận để biến mỗi lời thành lưỡi dao nhọn sắc.

    Nhà văn, tác giả tiểu thuyết Nhà Giả Kim nói: “Những thứ vào miệng không độc, những thứ từ miệng tuôn ra mới độc”. Tại sao lại như thế? Chúng ta ăn cơm lành, canh ngọt, ăn quả chín, rau xanh, tại sao những lời chúng ta nói lại có thể như thuốc độc?

    Chúng ta đã học nói, phải chăng đến lúc chúng ta cũng phải học cách lặng im. Chúng ta lặng im để không làm tổn thương người khác, không gây nghi kỵ lẫn nhau; để không phàn nàn, không phán xét, không chì chiết; để không nói ra những lời giả dối, sáo rỗng; để không khiến người ta nổi giận; để không mang những tiếng xấu gieo rắc trong đời. Cuộc đời đã là bể khổ với đủ rối ren rồi, chúng ta học im lặng, đừng bới móc rác rưởi nữa để học cách ngắm hoa nở xinh tươi.

    Chúng ta không cần phải cố công cố sức nói với một người rằng 4 x 4=16 nếu như người ta tin vào kết quả khác của riêng họ mà không muốn nghe. Chúng ta thắng cũng chẳng ích gì?

    im lặng, học lắng nghe, cảm thông,

    Chúng ta đã học nói, phải chăng đến lúc chúng ta cũng phải học cách lặng im. (Ảnh: Internet)

    Trong mọi mối quan hệ, chiến thắng một cuộc tranh cãi cũng là chúng ta đã thua, thua vì có thể dẫn đến sự bất hòa giữa hai người. Đúng sai ra sao, rồi cuộc đời sẽ dạy cho họ, không sớm thì muộn họ sẽ nhận ra được bài học của mình.

    Đừng cố công bảo: “Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi mà anh không chịu nghe”. Bởi vì nếu như muốn nghe, tự khắc tai họ sẽ kiếm tìm, tâm họ sẽ rộng mở.

    Cuộc đời nhỏ hẹp lắm, cũng chỉ là cái vòng lẩn quẩn của nhân và quả thôi. Mà cuộc đời cũng lại dài rộng lắm, ta chưa sống hết cuộc đời, làm sao chắc chắn tuyệt đối rằng không có kết quả khác cho 4 x 4.

    Tạo hóa rất công minh khi sinh ra hai mắt để nhìn cho thấu, hai tai để nghe cho nhiều, hai chân để đi cho xa, hai tay để năng làm việc giúp đời nhưng lại chỉ cho ta một cái miệng, chính là để ta nói ít đi. Chúng ta chỉ nói cho người biết lắng nghe mà thôi.

    Tai con người rất lạ, nó chỉ thích vểnh lên nghe tiếng trên cao mà lờ đi âm thanh dưới thấp. Người đặt bản ngã mình cao hơn người khác sẽ chẳng thể nghe được gì, chẳng học được gì mà cứ lẩn quẩn trong u minh mãi.

    im lặng, học lắng nghe, cảm thông,

    Học lắng nghe để nói ít hơn, để thấu hiểu, để cảm thông. (Ảnh: Internet)

    Tai con người cũng rất kỳ, nó hướng ra nghe bên ngoài mà quên nghe tâm mình, quên tiếng nói của lương tâm đang gào thét. Nó chỉ thích nghe lời hay, những bóng bẩy sáo rỗng mà không biết nghe lời ngay thẳng, dù đó là sự thật đắng hơn thuốc. Nó thích nghe lời khen mà bỏ qua lời chê chân thành góp ý. Phải chăng, học im lặng rồi, ta vẫn cần phải học lắng nghe.

    Học lắng nghe để đừng rơi vào ảo tưởng của hoa mỹ giả dối, để đừng giận ghét người có tâm, để cúi đầu học hỏi được điều hay, để tránh được cạm bẫy như viên đạn bọc đường, để lưỡi không liếm lên lưỡi dao sắc nhọn quết đầy mật ngọt. Học lắng nghe để nghe thấy tâm mình đang sôi sục, lương tâm đang day dứt, lý trí đang vẫy vùng. Học lắng nghe để nói ít hơn, để thấu hiểu, để cảm thông.

    Ta đã học nói xong từ năm 3 tuổi rồi, đến lúc học im lặng và học cách lắng nghe thôi, kẻo muộn mất!.

      bởi Nguyễn Phương 18/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF