OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận

Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận ?

 Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào ?

  bởi Allen Walker 10/01/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (6)

  • - Quyền tự do ngôn luận là quyền công dân được tham gia bàn bạc , thảo luận , đóng góp những ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước , xã hội.

    - Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách :

    + Trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học, khu dân cư nơi mình cư trú.

    + Qua quyền tự do báo chí.

    + Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp tiếp xúc với cử tri, hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng.

      bởi Nguyễn Huyền 12/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội, đất nước. 
    -Công dân thực hiện quyền ngôn luận : Sử dụng ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố, trường lớp,...); trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua quyền tự do báo chí); kiến nghị với Đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc với cử tri; hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng,... 
    Tuy nhiên sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 13/01/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN: Quyền được tham gia bàn bạc,đóng góp ý kiến về những công việc chung của đất nước của xã hội

    QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA NHỮNG VIỆC LÀM NHƯ:

    -Công dân được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật

    -Tự do báo chí

    -Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    -Kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND

    -Góp ý vào dự thảo luật

     

    -...

      bởi B Ming_ 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Học sinh được phép góp ý và phát biểu:

    - Bằng cách:

    + Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật.

     

    + Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo luật...

      bởi B Ming_ 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tự do ngôn luận, hoặc tự do phát biểu, bao gồm quyền phát biểu và phổ biến ý kiến của mỗi công dân, là một trong những nhân quyền cơ bản được qui định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Quyền tự do ngôn luận cho phép mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào.

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tự do ngôn luận

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

    Eleanor Roosevelt và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1949)— Điều 19 quy định rằng "Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cũng như phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia"[1]

    Orator at Speakers' Corner in London, 1974

    Tự do ngôn luận là nguyên tắc củng cố cho quyền tự do của một cá nhân hoặc cộng đồng trong việc biểu đạt quan điểm và ý kiến của họ mà không sợ bị trả đũa, kiểm duyệt hoặc xử phạt. Thuật ngữ "tự do biểu đạt" đôi khi cũng được sử dụng đồng nghĩa nhưng có bao gồm cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào bằng mọi phương tiện truyền thông.

    Tự do ngôn luận được công nhận là quyền con người theo điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và được công nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Điều 19 của UDHR quy định rằng "ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không can thiệp" và "ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ". Điều 19 trong ICCPR sau đó cải thiện điều này thông qua chỉ ra rằng việc thực hiện các quyền này mang theo "nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt" và "theo đó phải tuân theo các hạn chế nhất định" khi cần thiết "để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác" hoặc "để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe hay đạo đức cộng đồng".[2]

      bởi Gia Phuc 07/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF