OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải thích ý nghĩa câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây

giải thích ý nghĩa câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  bởi Nguyễn Trà Giang 24/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (5)

  • Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ :

    “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

    Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh
    nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

    Tham khảo: Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

    Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

    Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau ống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.

      bởi Nguyen Anchum 24/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu này nói lên sự biết ơn của con người khi ăn một quả gì đó chúng ta phải nhớ đến công lao của người trồng cây

      bởi nghiêm tiến ngọc 18/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhằm ngụ ý thể hiện sự biết ơn của những người giúp đỡ mình

      bởi Mr Alex 12/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhân dân ta vốn có một truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay. Đó là đề cao sự biết ơn đối với những người đã có công lao, đóng góp những thành quả tốt đẹp cho thế hệ sau. Điều đó đã được ông cha ta răn dạy trong câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm xúc “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

    Ông cha ta đã rất tinh tế khi mượn hình ảnh “ăn quả” và “kẻ trồng cây” để nói lên đạo lý tốt đẹp này. Để có những trái ngon ngọt, thơm phức là nhờ công cày cuốc, chăm bón không quản nắng mưa của những “kẻ chồng cây”, chính là các bác nông dân sớm hôm trên cánh đồng hay trên nông trại. Cây được trồng và chăm sóc rất kỳ công, vất vả mới có được những hoa quả thơm ngon nhất. Kể cả với hạt lúa cũng vậy, cũng phải trải qua “một nắng hai sương, xay, dã, dần, sang” bởi bàn tay của người lao động. Bởi vậy nên khi “ăn quả” phải nhớ đến “kẻ trồng cây”.

     

    Từ việc “ăn quả” và “trồng cây”, ông cha ta muốn suy rộng ra một đạo lý sống ở đời. Đó là con người phải luôn biết ơn, thành kính với những người có công ơn với mình, những người tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn đó trước tiên được thể hiện trong chính mỗi ngôi nhà, mỗi mái ấm gia đình. Đó là sự biết ơn công sinh thành nuôi dưỡng của mẹ cha. Sau đó là sự biết ơn tới thầy cô, những người cho chúng ta tri thức, cho chúng ta hành trang bước vào đời. Bởi vậy mới có câu “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

    “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ thời xa xưa. Hẳn là ai cũng nhớ truyền thuyết “bánh trưng bánh dày” với việc làm hai thứ bánh tượng trưng cho trời đất dịp lễ tết nhằm bày tỏ niềm thành kính, biết ơn trời đất, ông bà tổ tiên. Điều đó vẫn còn được lưu truyền cho đến tận ngày nay cho thấy sức sống lâu bền của đạo lý biết ơn công lao to lớn của người đi trước. Biết ơn các vị vua Hùng có công dựng nước, toàn dân tộc luôn đồng sức, đồng lòng đánh tan giặc ngoại xâm. Và ngày nay, mỗi dịp 27/7 tới gần, nhân dân cả nước lại tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã hi sinh cho nền độc lập, tự do của tổ quốc, tưởng nhớ về một thời máu lửa toàn quốc kháng chiến. Tiền tuyến hăng say chiến đấu nguyện hi sinh trên mặt trận, hạu phương tăng gia sản xuất để phục vụ cho tiền tuyến thân thương.

    Ngày nay, khi đất nước đã dành độc lập, đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn luôn luôn cần được phát huy hơn nữa. Từ những điều nhỏ bé, gần gũi nhất. Để có được ngôi nhà, trường học vững trãi, khang trang là nhờ sự miệt mài, vất vả hàng ngày của các chú công nhân xây dựng trên công trường. Để có được những chiếc áo đẹp ta mặc, giầy tốt ta đi là nhờ những cô công nhân hăng say làm việc trog nhà máy. Để đường phố luôn sạch sẽ mỗi góc nhỏ là nhờ sự cần mẫn của bao người lao công quét rác, bao nhiêu công nhân môi trường…Đó là những ví dụ nhỏ và gần gũi nhất, còn bao nhiêu người nữa đang ngày đêm đóng góp cho sự phát triển, văn minh của đất nước mà chúng ta đều cần biêt ơn và trân trọng.

    Từ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, có bao nhiêu việc làm, hành động thiết thực đền ơn đáp nghĩa. Ngày 20-11, ngày mà cả nước hướng về những người miệt mài, tâm huyết trên giảng đường. Ngày 27-7, chúng ta lại thành kính biết ơn những anh hùng liệt sĩ, những thương bệnh binh, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày 27-2 cũng là một ngày dành cho các y bác sĩ tâm huyết làm việc cứu người.

    Tóm lại, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời sau phải luôn ghi nhớ công ơn những người đi trước, biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Đó là truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay sẽ còn được lưu giữ và phát huy mãi mãi.

      bởi Huất Lộc 12/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Từ xưa đến nay, đạo đức truyền thống luôn là một trong những giá trị tốt đẹp của dân tộc được ông cha ta truyền lại từ đời này qua đời khác. Một trong số đó chính là đạo lý về lòng biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” . Thế hệ chúng ta hôm nay, được sống trong một bầu không khí hoà bình, ấm no, có đầy đủ những điều kiện vật chất và tinh thần, không thể không kể đến công lao của thế hệ đi trước đã lao động miệt mài, tạo ra thành quả , vì vậy mỗi người cần trân trọng và biết ơn những người đã cho ta cuộc sống hôm nay. Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

    Trước hết, chúng ta cần phải hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là như thế nào? Ở đây, theo nghĩa đen, khi ta “ăn quả” tức là hưởng thụ những tinh hoa, những trái thơm quả ngọt, ta không thể quên đi những “kẻ trồng cây”, là những người đã có công vun xới, cuốc đất để tạo ra nó. Từ đó, sâu xa hơn, ông cha ta đã đúc rút ra một bài học đạo lý về lòng biết ơn vô cùng sâu sắc: Chúng ta luôn phải nhớ ơn thế hệ đi trước và những người đã vất vả làm ra thành quả để ta có được một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần như ngày hôm nay.

    Có thể nói, đây là một bài học về đạo lý làm người thật sự sâu sắc và giàu ý nghĩa. Thật vậy, trước tiên bất kỳ một thứ gì trong cuộc sống mà chúng ta đang sử dụng, tận hưởng hôm nay đều có nguồn cội từ sức lao động mà nên . Từ những thứ tưởng chừng đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như nước uống, cũng phải trải qua một quá trình những người công nhân trong nhà máy sàng lọc để cho ta nước tinh khiết; bát cơm dẻo thơm nuôi sống ta hàng ngày cũng là công lao của biết bao người nông dân cần cù đội mưa đội nắng đem lại những hạt gạo trắng tinh; rồi xe cộ ta đi lại, thiết bị công nghệ ta sử dụng...Đến những giá trị tinh thần như kiến thức sâu rộng mà chúng ta có đều là nhờ sách vở mà con người dày công nghiên cứu, từ sự truyền dạy của thầy cô; hay sâu xa hơn là cuộc sống hoà bình, ấm no như ngày hôm nay, đó chẳng phải là công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước đã “ quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, chiến đấu, hy sinh vì kẻ thù để bảo vệ dân tộc hay sao? Vậy nên bất kỳ một thứ gì chúng ta đang có, đều là công lao của một cá nhân, một tập thể, thậm chí là một dân tộc đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để tạo ra. Do đó, mỗi người cần phải biết ơn, trân trọng những điều ấy.

    Khi ta biết trân trọng, biết nhớ về cội nguồn, con người ta sẽ có thể rèn luyện về nhân cách, sống có trước có sau, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình. Dân tộc ta mà một dân tộc giàu truyền thống đạo lý, và đạo lý về “uống nước nhớ nguồn” cũng được kế thừa và phát huy rộng rãi trong cuộc sống hôm nay. Chẳng hạn những ngày lễ như Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 để tôn vinh những người phụ nữ có ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người, đem đến cho ta cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm, tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng, rồi ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tri ân công sức dạy dỗ của thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh, quyết tâm chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược,...Lòng biết ơn không chỉ có ý nghĩa sâu sắc trong phạm vi của dải đất hình chữ S của chúng ta, mà xa hơn bên ngoài thế giới kia, ta cũng có thể bắt gặp những tấm gương có lòng biết ơn sâu sắc, chẳng hạn như hình ảnh cô hoa hậu Thái Lan Mint Kanistha , sau khi đăng quang đã trở về nhà và quỳ lạy cảm ơn người mẹ với công việc lượm ve chai của mình hay anh chàng Kalangnalong là tân cử nhân mới tốt nghiệp trường Đại học Chulalongkorn danh tiếng của Thái Lan cũng quỳ gối trước xe rác của người cha để cảm tạ gây xúc động mạnh cho biết bao người. Có thể nói, dù là hiện tại hay tương lai, dù ta có ở trên đỉnh cao của danh vọng, đạt được bao nhiêu thành tựu, thì cũng hãy đừng quên đi những người đã tạo ra ta, nuôi dưỡng ta nên người để ta có được những thành quả ấy. Con đường của bạn dù có trải đầy hoa hồng dù bạn có bước đến cánh cửa của vinh quang nơi cuối con đường, thì cũng hãy đừng quên đi những người đã có công trải những “cánh hoa” ấy để bạn bước đi.

    Nếu con người ta sống mà không biết trước biết sau, không hướng về cội nguồn, không biết đền ơn đáp nghĩa sẽ dễ dàng bị tha hoá về nhân phẩm, trở nên lạnh lùng, vô cảm với mọi người xung quanh, bị người đời khinh ghét. Thay vì lối sống ấy, tại sao chúng ta không thể hiện lòng biết ơn, ngay từ những hành động đơn giản nhất như luôn kính trọng gia đình, thầy cô, không lãng phí, sử dụng vừa đủ, quan trọng hơn hết là tu dưỡng đạo đức thật tốt và cần biết giữ gìn, phát huy đạo lý truyền thống ấy của ông cha ta cho những thế hệ sau. Như vậy, câu tục ngữ của ông cha ta là vô cùng thấm thía và sâu sắc, nó luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm, góp phần làm giàu thêm truyền thống đạo lý quý báu của dân tộc.

    Lòng biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” là một trong những nền tảng, thước đo giá trị đạo đức của mỗi con người. Đạo lý được đúc rút ra từ câu tục ngữ mộc mạc, giản dị “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc chắn sẽ là một hành trang lý tưởng và tốt đẹp trên con đường chinh phục và thành công của mỗi chúng ta sau này.

      bởi Phí Minh Đức 14/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF